Dự kiến, Bộ Luật Lao động (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này. Ngoài vấn đề nới rộng khung giờ làm thêm và giảm giờ làm việc, việc nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp lao động
Gởi ý kiến đến Báo Người Lao Động, bạn đọc Nguyễn Văn Sơn, bày tỏ: "Tôi 49 tuổi, gắn bó với nghề dạy học 28 năm thuộc vùng sâu TP HCM. Hiện nay bệnh rất nhiều loại. Nếu 62 tuổi mà nghỉ hưu không biết có hưởng được lương hưu tháng nào không hay chết trên bục giảng...". Cùng tâm trạng, bạn đọc Quan Le Hanh nói nhiều trường hợp cán bộ, công chức, viên chức khi đến tuổi nghỉ hưu chưa kịp hưởng thụ đã bị bệnh tai biến.... Do vậy, bạn đọc này đề nghị không nên tăng tuổi nghỉ hưu.
Nhiều bạn đọc Báo Người Lao Động ủng hộ nên tăng tuổi nghỉ hưu cho những người tham gia BHXH từ năm 2020
Ở góc độ về giới, bạn đọc Bùi Mai Hương cho rằng việc tăng năm đóng bảo hiểm từ 25 năm lên 30 năm đã quá thiệt thòi cho phụ nữ, nếu không nói là bất công. Đồng quan điểm, bạn đọc Chi Vu Dai, bày tỏ lo lắng: "55 tuổi, lao động nữ đã không chờ nổi để nhận lương hưu, phải thanh toán BHXH một lần. Nay còn tăng nữa thì biết tính sao". Nhìn xa hơn, một bạn đọc tên Nguyễn cho rằng việc tăng tuổi hưu sẽ khiến gia tăng tình trạng nhiều NLĐ hưởng trợ cấp 1 lần.
Từ những trăn trở trên, nhiều bạn đọc cho rằng chỉ nên tăng tuổi nghỉ hưu cho những người tham gia BHXH từ năm 2020. Bạn đọc Vũ Pha Lê., góp ý: "Tôi thống nhất ý kiến là chỉ tăng từ thời điểm 2020. Một sự bất công là NLĐ sinh từ năm 1966 đến năm 1970. Khi luật bảo hiểm thay đổi, NLĐ đóng bảo hiểm từ năm 2016 đến 2022 không tăng được phần trăm nào như nậy khi về hưu mất tổng cộng là 16%.
Công nhân trực tiếp sản xuất không muốn tăng tuổi hưu
Đặc biệt, bạn đọc có nickname Butthep đưa ra một số ý kiến đáng suy gẫm. Đó là, cần có cuộc thăm dò dư luận bằng việc lấy ý kiến của NLĐ trong tổ chức Công đoàn (CĐ) hiện nay để có số liệu xác đáng khi quyết sách một vấn đề lớn liên quan đến toàn xã hội, Thứ 2 là nên xem xét giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như hiện nay, nếu ai có nhu cầu lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi 62 với nam và 60 đối với nữ. Trong trường hợp NLĐ không còn khả năng lao động thì cho nghỉ sớm nhưng không trừ % như hiện nay nếu đã đủ năm đóng bảo hiểm. Thứ 3, nên xem xét liệu có công bằng không khi thừa năm công tác nhưng thiếu tuổi nghỉ hưu lại trừ 2% mỗi năm là không hợp lý, bởi điều đó không khuyến khích người đóng bảo hiểm sớm và cũng không công bằng. Còn bạn đọc Nông Văn Dân, thì cho rằng không vì nguy cơ vỡ quỷ BHXH mà tăng tuổi nghỉ hưu ngay bây giờ. Việc này nên áp dụng cho những N LĐ đóng BHXH sau khi luật được thông qua.
Bình luận (0)