xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thí điểm giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Tin -ảnh: K.An

(NLĐO)- Theo thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam, dệt may và da giày là hai ngành nghề dẫn đầu về số vụ đình công

Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết từ năm 2013 đến hết năm 2017, tại 42/63 tỉnh, thành phố (chủ yếu tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) đã xảy ra 1.630 vụ đình công. Trong đó, số vụ xảy ra tại các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 1.122 vụ, còn lại là các DN dân doanh. Đáng lưu ý là các DN đến từ Hàn Quốc để xảy ra ngừng việc nhiều nhất (444 vụ); tiếp theo là DN đến từ Đài Loan (303 vụ) và Nhật Bản (71 vụ). Theo thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam, dệt may và da giày là hai ngành nghề dẫn đầu về số vụ đình công (909 vụ).

Thí điểm giải quyết tranh chấp lao động tập thể - Ảnh 1.

Nguyên nhân tranh chấp do doanh nghiệp xâm phạm quyền lợi người lao động về tiền lương, tiền thưởng

Ông Ngọ Duy Hiểu, Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết tất cả các vụ ngừng việc tập thể vừa qua đều không đúng trình tự pháp luật, mang tính tự phát, không do tổ chức Công đoàn (CĐ) tổ chức và lãnh đạo. Nguyên nhân xuất phát từ tranh chấp lao động (TCLĐ) tập thể về quyền hoặc đan xen TCLĐ tập thể về quyền và lợi ích, trong đó nổi bật là những nguyên nhân liên quan đến tiền lương, tiền thưởng, thu nhập của người lao động (NLĐ) như: Nợ lương, không điều chỉnh lương tối thiểu, trả lương không đúng quy định, vi phạm thời giờ làm việc, vi phạm thời giờ nghỉ ngơi, nợ BHXH, không đóng BHXH hoặc ban hành nhiều quy định trái pháp luật, đối xử thô bạo với NLĐ.

Tại buổi làm việc mới đây tại tỉnh Bình Dương, Tổng LĐLĐ Việt Nam và UBND tỉnh thống nhất chọn địa phương này triển khai thí điểm đề án giải quyết TCLĐ tập thể. Đề án sẽ triển khai tại Thị xã Thuận An, Thị xã Tân Uyên và các KCN trong tỉnh. Theo đó, mỗi địa phương, đơn vị sẽ chọn 2-3 doanh nghiệp (DN) để thí điểm; thời gian thực hiện từ tháng 4-2018 đến tháng 2-2019.

Thí điểm giải quyết tranh chấp lao động tập thể - Ảnh 2.

Mô hình giải quyết tranh chấp lao động của tổ chức CĐ được phân thành 2 dạng tranh chấp phải xử lý

Mô hình giải quyết TCLĐ của tổ chức CĐ được phân thành 2 dạng tranh chấp phải xử lý gồm: Giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích; giải quyết TCLĐ về quyền. Trong các dạng tranh chấp này sẽ bao gồm nhiều bước xử lý như: CĐ cơ sở tập hợp ý kiến; CĐ và NLĐ đối thoại với chủ DN; CĐ huy động CN thực hiện hành động tập thể để phản đối… Nếu DN vẫn không thực hiện yêu sách của tập thể NLĐ thì CĐ sẽ tổ chức và lãnh đạo đình công.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo