Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Thông qua những việc làm thời vụ, bán thời gian, sinh viên còn rèn luyện được rất nhiều kỹ năng cần thiết trong quá trình tìm việc sau này.
Bạn Dương Châu Loan, sinh viên Khoa Kế toán Trường ĐH Kinh tế - Luật, cho biết đã trải nghiệm việc đi làm thêm từ khi còn là sinh viên năm nhất. Đến nay, Loan đã có 3 năm thâm niên làm nhân viên tiếp thị sản phẩm (PG) tại các siêu thị. Lúc đầu đi làm thêm, đứng trước đám đông, Loan rất lúng túng, không dám bắt chuyện với ai. Tuy nhiên, sau một thời gian, Loan trở nên dạn dĩ hơn trong giao tiếp và có thể nhận ra được đâu là khách hàng tiềm năng để tiếp thị sản phẩm. "Để được nhận công việc này, em phải trải qua rất nhiều vòng phỏng vấn, do vậy cũng tích lũy được kinh nghiệm khi phỏng vấn xin việc sau này" - Loan bộc bạch. Cũng do yêu cầu công việc nên Loan đã tự học trang điểm để thu hút người đối diện.
si
Cũng đang làm công việc PG thời vụ, bạn Phan Như Ngọc, sinh viên năm 3 Trường ĐH Công nghệ TP HCM, chia sẻ: "Em chủ yếu tìm thông tin tuyển dụng trên mạng xã hội. Nhà tuyển dụng nghiêm túc thường thông tin chi tiết tên, địa chỉ và mức lương tương ứng với vị trí công việc; ngược lại, nếu làm ăn chụp giật thì thông tin không rõ ràng, gây ngộ nhận cho người tìm việc". Khi học năm nhất, Ngọc đã trải qua nhiều công việc bán thời gian như gia sư, phục vụ nhà hàng, phát tờ rơi… Còn hiện tại, cô chỉ làm thêm vào những ngày cuối tuần, nghỉ hè hoặc lễ, Tết để bảo đảm việc học vì theo Ngọc, nếu đi làm nhiều, thu nhập chắc chắn cao nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập ở trường.
Với sự phát triển của internet, mạng xã hội, để tìm một công việc thời vụ không khó. Trên đây là một số lưu ý khi tìm việc được chia sẻ từ chính những trải nghiệm của các bạn sinh viên. Bạn cần kiểm tra kỹ thông tin về nhà tuyển dụng, mức lương, vị trí công việc để tránh sập bẫy lừa.
Bình luận (0)