xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự làm mới mình

Thu Hương

Việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (EAC) và ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… đã mở ra nhiều cơ hội đối với lao động Việt Nam. Việc tự do dịch chuyển lao động trong EAC đồng nghĩa với việc lao động của Việt Nam sẽ phải đối mặt cuộc cạnh tranh gay gắt với lao động của các nước trong khu vực ngay trên sân nhà.


Ông Nguyễn Văn Mốt (bìa phải), Chủ tịch CĐ Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân, thăm hỏi đời sống công nhân. Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân là doanh nghiệp quan tâm, hỗ trợ người lao động nâng cao tay nghề

Ông Nguyễn Văn Mốt (bìa phải), Chủ tịch CĐ Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân, thăm hỏi đời sống công nhân. Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân là doanh nghiệp quan tâm, hỗ trợ người lao động nâng cao tay nghề

Cơ hội đan xen thách thức ấy đặt ra yêu cầu lao động Việt Nam phải tự làm mới mình nếu muốn cạnh tranh sòng phẳng với lao động trong khu vực.

Bàn về khả năng hội nhập của lao động Việt Nam, ông Cao Kiến Bình, Tổng Giám đốc Công ty Kiến Bình (gia công cơ khí chính xác; quận Bình Tân, TP HCM), cho rằng điểm yếu lớn nhất của lao động trong nước chính là kỹ năng nghề, đặc biệt là vốn ngoại ngữ. Dù đã qua đào tạo nhưng phần lớn lao động trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp (DN). Ông Bình dẫn chứng thực tế ngay tại đơn vị: “Khi tuyển kỹ sư vào làm việc, chúng tôi chủ trương đưa họ xuống xưởng cùng làm việc với công nhân để củng cố kiến thức, cọ xát thực tế để tích lũy thêm kinh nghiệm. Trình độ ngoại ngữ hạn chế cũng khiến đội ngũ kỹ sư tại công ty ông Bình gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, làm chủ công nghệ hiện đại bởi phần lớn thiết bị, máy móc nhập ngoại đều sử dụng tài liệu bằng tiếng Anh. Thực tế, không hiếm DN sau khi tuyển dụng phải mất thời gian cho việc đào tạo lại tay nghề cho người lao động (NLĐ) từ 3 đến 6 tháng và khoản chi phí DN bỏ ra không phải nhỏ. Kỹ năng nghề hạn chế cùng rào cản về ngoại ngữ khiến lao động trong nước khó nâng cao năng suất lao động, từ đó hạn chế khả năng cạnh tranh.

Theo ông Trần Duy Hy, Tổng Giám đốc Công ty CP Sản xuất nhựa Duy Tân (quận Bình Tân, TP HCM), bản thân DN có thể “gồng mình” hỗ trợ NLĐ nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là rèn giũa kỹ năng nghề, tuy nhiên, bản thân NLĐ phải tự làm mới mình. “Để tự tin hội nhập, NLĐ tự làm mới mình, xem việc nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề là trách nhiệm bản thân. Bên cạnh đó, NLĐ phải tự trang bị thêm kỹ năng mềm, cụ thể là khả năng giao tiếp, làm việc nhóm. Nếu thụ động và trông chờ quá nhiều vào sự hỗ trợ từ DN thì NLĐ tự triệt tiêu cơ hội cải thiện thu nhập và thăng tiến” - ông Hy bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo