xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tuổi 60 - 62 với công nhân xa vời lắm

An Chi

(NLĐO) - Theo nhiều bạn đọc Báo Người Lao Động, tình trạng người sử dụng lao động tìm cách cho lao động lớn tuổi nghỉ việc không phải là hiếm. Mất việc làm sẽ khiến họ không thể tiếp tục tham gia BHXH để chờ hưu.

Trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đang được lấy ý kiến rộng rãi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đề xuất giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định giảm số năm đóng để được hưởng lương hưu nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu

Liên quan đề xuất này, Báo Người Lao Động đã có nhiều bài viết phân tích những bất cập của Luật BHXH, tập trung vào các vấn đề tuổi nghỉ hưu và mức hưởng lương hưu.

Bạn đọc Trần Đạt phân tích: "Người lao động làm việc ở các khu công nghiệp thì 40- 46 tuổi đã bị sa thải dần và tuổi đó rất khó xin việc để đóng BHXH tới 60- 62 như quy định. Nếu một người đi làm từ 18 tuổi đến 52 tuổi đã đóng đủ mức hưởng hưu và nghỉ việc phải chờ thêm 10 năm mới có lương thì quá bất cập....Theo tôi, cứ đóng bao nhiêu hưởng bấy nhiêu". Một bạn đọc tên Thoa bày tỏ: "Thống kê lại chỉ có cơ quan nhà nước thui. Còn làm doanh nghiệp nước ngoài và tư nhân hơn 30 tuổi đã khó xin việc và họ không muốn nhận người lớn tuổi". Cùng góc nhìn, bạn đọc tên Quang chia sẻ: "Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước, cơ quan nhà nước phần lớn làm việc là đảm bảo điều kiện hưởng lương hưu. Còn người lao động doanh nghiệp nước ngoài phần lớn khi lớn tuổi 50 là nghỉ việc khó theo đuổi hưởng lương hưu. Vì vậy ban soạn thảo Luật BHXH hãy nghiên cứu kỹ nếu muốn an sinh xã hội".

Bạn đọc Trịnh Duy Tuyển chua chát nói: "40 - 45 tuổi thì doanh nghiệp đã nhăm nhe tìm người thay thế. Thử hỏi có bao nhiêu doanh nghiệp nhận công nhân 40 - 45 tuổi khi mắt mờ, chân chậm tay run?". Tương tự, một bạn đọc giấu tên đặt câu hỏi: "Hiện có bao nhiêu công ty tuyển dụng nhân sự từ 35 tuổi trở lên hay chỉ là từ 35 tuổi trở xuống?".

Tuổi 60 - 62 với công nhân xa vời lắm - Ảnh 1.

Theo bạn đọ Trương Thương, giảm tuổi nghỉ hưu mới là biện pháp thiết thực nhất, vì người lao động không giống như viên chức, công chức nhà nước. 45 tuổi là họ đã bị doanh nghiệp sa thải, vậy làm sao họ chờ được đến 60 tuổi để hưởng lương hưu, trong khi cuộc sống cần phải có tiền, vì vậy họ chọn rút BHXH một lần. Nếu giảm tuổi nghỉ hưu xuống nam 55, nữ 50 tuổi thì người lao động mới có cơ hội nhận lương hưu". Một bạn đọc giấu tên thắc mắc: "Tại sao lại khuyến khích người lao động đóng bảo hiểm muộn? Nếu vậy không ai dại đóng bảo hiểm sớm cứ chờ đến 45 hay 50 tuổi mới đóng, đóng xong 15 năm là đến tuổi nghỉ hưu luôn". Bạn đọc Trần Tuấn Anh nêu thực tế: "Tôi đi làm và đóng BHXH được 9 năm 10 tháng. Tôi thất nghiệp một năm chưa xin được việc làm thì làm sao đóng tiếp để chờ nghỉ hưu. Mà lý do tôi không xin được việc là do tuổi của tôi năm nay đã 37 tuổi, các công ty tuyển dụng họ không nhận, họ chỉ nhận từ 35 tuổi trở xuống như vậy thử hỏi người lao động làm sao tiếp tục đóng BHXH tiếp được".

Theo bạn đọc Lê Thái Sơn, thật ra những người lao động trong các doanh nghiệp vốn nước ngoài và các công ty tư nhân đều hiểu rõ điều này. Sau tuổi 45-50 sức khỏe không cho phép nên dù có được công ty ưu ái để ở lại cho làm việc thì người lao động cũng rất ái ngại. Nếu làm công việc theo chuyền theo ca kíp,theo doanh số sản lượng chuyền mà không theo kịp sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lao động, ảnh hưởng đến những người khác nữa. Từ đó người lao động cũng sẽ phải viết đơn xin nghỉ việc mà thôi. Rồi tình trạng người sử dụng lao động tìm cách cho người lao động cao tuổi nghỉ việc không phải là hiếm. Họ lách luật một cách công khai khiến người lao độngphải chấp nhận. "Chỉ người lao động trong cuộc mới hiểu được cái cảm giác ấy nó như thế nào. Lao động tay chân nặng nhọc, người đứng người ngồi 8-10-12h/ngày/ tháng...thậm chí quanh năm. Trong điều kiện chật hẹp, nóng bức... họ sẽ hao mòn sức khỏe rất nhanh. Đã không bệnh thì chớ, bệnh một cái là hao tổn tiền bạc lắm lắm. Họ không giàu... đủ ăn là may mắn lắm rồi, nên cái tuổi 60 - 62 với họ xa vời lắm. Họ chỉ mong sống đến cái tuổi 60 thôi" - bạn đọc này viết.

Tuổi 60 - 62 với công nhân xa vời lắm - Ảnh 2.

Góp ý hoàn thiện chính sách, nhiều ý kiến đề nghị giảm tuổi nghỉ hưu xuống (đối với nam) là 57 tuổi, (đối với nữ) là 55 tuổi. Đóng bảo hiểm dưới 20 năm (nếu có nguyện vọng) thì cho đóng tự nguyện để chờ hưu, hoặc cho rút một lần (tùy vào hoàn cảnh của mỗi người". Còn nếu đóng BHXH trên 30 năm thì nên cho người lao động được quyền chọn chế độ được nghỉ hưu. "Theo tôi, nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu (như cũ); như vậy, sẽ tạo cơ hội cho người trẻ, giảm thiểu số lượng người nhiều tuổi để thúc đẩy tăng năng suất lao động. Mức hưởng BHXH sẽ tính theo số năm đóng" - một bạn đọc tên Phong bày tỏ.

Tôi năm nay 54 tuổi đóng bảo hiểm được 31 năm. Trong suốt thời gian công tác, trời phú cho không ốm đau bệnh tật gì. Bước sang năm nay, chưa tròn 54 tuổi bắt đầu ốm đau, cơ thể lão hoá, chẳng thiết gì phấn đấu gì mà chỉ mong chờ hết ngày về được nghỉ ngơi. "Đáng lẽ như quỷ định cũ 55 tuổi là sang năm là tôi đủ tuổi về hưu, nhưng tăng tuổi nghỉ hưu tôi bị cộng thêm 2 năm nữa đến tận 2026. Bới chính sách tăng tuổi nghỉ hưu này không biết bao người có kịp cầm sổ hưu không nữa. Mong rằng nhà nước nên xem lại" – một bạn đọc tên Hà tỏ bày.

Hưởng BHXH một lần chủ yếu là lao động trẻ

Trong báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần theo Nghị quyết số 93/2015/QH13, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, trong giai đoạn 2016 – 2021, cả nước có 4.058.317 người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng BHXH một lần. Bình quân, mỗi năm có gần 700.000 người hưởng BHXH một lần, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11,6%. Đáng chú ý, số lượng người lao động hưởng BHXH một lần trong giai đoạn 2016 – 2021 tập trung chủ yếu ở đối tượng đóng BHXH do người sử dụng lao động quyết định (ngoài nhà nước), chiếm 90,74% tổng số người hưởng BHXH một lần. Người hưởng BHXH một lần chủ yếu là lao động trẻ, từ trên 20 đến đủ 30 tuổi đứng thứ hai, chiếm khoảng 77,5% trong tổng số người hưởng BHXH một lần.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo