Theo Viện Công nhân và Công đoàn, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, các thành viên, trong đó có Việt Nam, phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Hiện quy mô di chuyển của lao động Việt Nam sang các nước ASEAN còn khá nhỏ so với tổng mức tham gia vào di chuyển lao động quốc tế. Việc dịch chuyển sang các nước khác cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cho người lao động Việt Nam. Theo khảo sát về dịch chuyển lao động có tay nghề trong quá trình Việt Nam tham gia AEC, người lao động Việt Nam còn gặp phải hàng loạt khó khăn khi dịch chuyển lao động như: Lo lắng về sự khác biệt văn hóa (37,9%); sự kỳ thị, phân biệt đối xử trong môi trường lao động (43,3%); rào cản, bất đồng ngôn ngữ (50,4%); tiêu chuẩn trong lao động (41,2%) và rất khó cạnh tranh với lao động có tay nghề tại nước bạn (40,7%).
Ảnh minh họa
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã trao đổi, phân tích về đặc điểm, cơ hội, thách thức, tác động của sự dịch chuyển lao động có tay nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động Việt Nam; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quản lý lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu hội nhập thời gian tới.
Bình luận (0)