Anh em có ăn thì mới có sức để làm”. Sức ở đây được hiểu là cả vật chất lẫn tinh thần. Mọi người làm việc một cách phấn chấn, không khí có pha chút mùi “bao cấp” còn sót lại dù từ “kinh tế thị trường” nghe đã dần quen tai.
Sau khi giám đốc nghỉ hưu, người khác lên thay. Tuy đôi khi công ty khó khăn phải vay đầu này, đầu kia để trả lương cho anh em nhưng giám đốc vẫn duy trì “ăn trước, làm sau; có thực mới vực được đạo”. Một suy nghĩ hết sức nhân văn và thật sự vì người lao động.
Rồi vị giám đốc này cũng nghỉ hưu, công ty cổ phần hóa. Một người khác về làm giám đốc. Vị này còn khá trẻ, năng nổ, xông xáo, có nhiều quyết sách táo bạo, không nói nhiều mà chỉ tập trung làm. Một trong những quyết sách đó là chuyển hẳn sang… kinh tế thị trường, xem sức lao động là hàng hóa, trao đổi sòng phẳng, anh bán tôi mua, phải làm xem hiệu quả thế nào rồi mới định giá, trả công.
Nhiều anh em phản ứng dữ dội dù biết rằng đó là hợp lý và những nơi khác, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước, đều làm như vậy. Để anh em đỡ sốc, giám đốc không chuyển cái rụp mà đổi từ từ và chia thành 3 kỳ lương trong tháng. Khi anh em đã quen, để đỡ mất công sức của phòng tài chính, việc trả lương được chia thành 2 lần, trong đó có 1 lần tạm ứng vào một lần kết sổ. Việc tạm ứng và phát lương từ đó cứ chạy đều, thường chỉ có sớm chứ chưa bao giờ trễ dù chỉ 1 lần.
Giám đốc giải thích cho cái việc trả lương đúng hạn: “Anh em đi làm ai cũng trông chờ vào tiền lương, trả lương đúng hạn vừa là tuân thủ quy định của pháp luật vừa thể hiện đạo đức của người làm quản lý, lãnh đạo”. Tiếc là ông không ở với chúng tôi lâu vì có một tập đoàn lớn mời ông về làm phó tổng giám đốc. Ông đi rồi, nhóm cổ đông chi phối trong hội đồng quản trị mang về một người khác làm giám đốc.
Vị giám đốc mới của chúng tôi hát hay, đờn giỏi, thích lên báo chí, truyền hình; hay làm từ thiện và luôn luôn nói “người lao động là vốn quý nhất của công ty”.
Và sếp rất biết xài cái vốn quý ấy. Công ty từ 450 người, giờ chỉ còn chưa tới 200 người. Tiền lương thì giảm đến 50% mà tháng trồi, tháng sụt. Rất nhiều người nản lòng dứt áo ra đi.
Mấy hôm trước, đến lượt trưởng phòng kinh doanh cũng nộp đơn xin nghỉ việc. Mọi người kháo nhau khi đưa đơn cho giám đốc, vị trưởng phòng này đã nói: “Giờ tôi mới biết, không phải chỉ có trong cơ quan nhà nước mà mấy doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có chuyện chạy chức, chạy quyền”. Nói rồi anh ta vừa đi vừa lẩm bẩm: “Vốn quý cái con khỉ!”.
Bình luận (0)