Bạn không thể vì chuyện ấy mà xin nghỉ việc hoặc làm eo với sếp. Bạn cũng không muốn bị đánh giá thấp nếu làm theo kiểu được chăng hay chớ, hiệu quả không cao. Phải làm sao để hóa giải cùng lúc nhiều mâu thuẫn như vậy?
- Trước tiên, bạn phải xác định tư tưởng: Mình chỉ có một con đường là tiến lên phía trước chứ không được tháo chạy. Dù có nhiều thách thức nhưng đây sẽ là cơ hội để khám phá bản thân, biết được ngưỡng chịu đựng áp lực của mình đến đâu.
- Tiếp theo, cân đối số lượng đầu việc và thời gian thực hiện. Điều này sẽ giúp bạn hình dung được một cách cụ thể hơn những việc mình phải làm, từ đó suy nghĩ, sắp xếp cho hợp lý.
- Lập một bản kế hoạch chi tiết với nội dung và tiến độ thực hiện từng công việc. Bạn có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên những việc cần làm trước, những việc có thể để lại sau.
- Chọn việc khó làm trước, việc dễ làm sau. Điều này chủ yếu có tác dụng về mặt tâm lý. Thông thường, sau khi hoàn thành một công việc khó, bạn sẽ thấy áp lực giảm xuống, sự tự tin tăng lên và những việc tiếp theo sẽ được thực hiện một cách dễ dàng.
- Phải ghi chú những công việc quan trọng để không sơ suất, bỏ sót. Nếu không, bạn có thể rơi vào tình trạng “xôi hỏng bỏng không” chỉ vì làm không tốt một việc nhưng đó lại là việc quan trọng nhất.
- Khi sếp và đồng nghiệp muốn trợ giúp thì bạn chớ ngại ngần mà hãy vui vẻ đón nhận. Tuyệt đối không nên vì muốn thể hiện bản thân, muốn nổi tiếng mà từ chối sự hợp tác, giúp đỡ của mọi người.
Mỗi lần vượt qua thử thách là một lần khám phá và tự hoàn thiện bản thân. Thành công luôn đến với những người dám đón nhận và đương đầu với thử thách.
Bình luận (0)