Theo đó, UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương có trách nhiệm xây dựng, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, trong đó đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân (CN) tại các KCX-KCN vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm; bố trí quỹ đất, nguồn vốn từ ngân sách do địa phương quản lý và thực hiện giải phóng mặt bằng tại khu đất quy hoạch thiết chế CĐ đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam thống nhất để thực hiện đầu tư xây dựng thiết chế CĐ.
Con công nhân được chăm sóc tại Trường Mầm non 28-7 (KCN Mỹ Phước 2, tỉnh Bình Dương). Ảnh: TÂM AN
Ngoài chịu trách nhiệm toàn diện trong việc triển khai thực hiện đề án, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ động phối hợp UBND các tỉnh, TP thực hiện quy hoạch khu thiết chế CĐ với các nội dung: thu hút các nhà đầu tư nhằm xã hội hóa tối đa nguồn lực xây dựng nhà ở cho CN; xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tượng được mua, thuê và thuê mua nhà ở thuộc dự án nhà ở cho CN; hình thành phương án giá bán, giá thuê tại các dự án nhà ở cho CN. Về mục tiêu cụ thể, giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu triển khai 50 thiết chế CĐ tại các KCX-KCN; từ năm 2026 trở đi, phấn đấu tất cả KCX-KCN trên cả nước đều có thiết chế CĐ.
Bình luận (0)