Đại biểu Phạm Quân Ca, công nhân Công ty TNHH sản xuất phanh Nissin Việt Nam, LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết trong thời đại 4.0, mạng xã hội phát triển rất mạnh, Chính phủ sẽ có giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng thông tin không chính xác, bịa đặt và những lời kêu gọi trái pháp luật đối với công nhân (CN) tràn lan trên mạng xã hội như trong thời gian vừa qua để công nhân yên tâm làm việc, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước và chế độ?
Trả lời câu hỏi này, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng, cho biết mạng xã hội là chủ đề nóng. Hiện có nhiều thông tin giả, thông tin sai lệch lý do là nhiều người tham gia mạng xã hội không chính danh. Hiện Bộ TT-TT đang hoàn thiện khung pháp lý cũng như làm việc với công ty cung cấp dịch vụ thông tin người tham gia mạng xã hội chính danh: tên, số điện thoại, chứng minh nhân dân. Khi đó những thông tin trên mạng xã hội có trách nhiệm hơn nhiều.
Theo ông Hùng, đã đến lúc cần phải xử lý những thông tin sai phạm trên không gian mạng. "Trước mắt cần hoàn thiện khung pháp lý để chúng ta có thể giải quyết những tồn tại. Không gian gian mạng như một môi trường. Nếu thông tin tốt nhiều thì thông tin xấu sẽ nhỏ đi"- ông nói.
Về phía Công đoàn (CĐ), ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề nghị mỗi KCN cũng cần có 1 Fanpage để đưa thông tin chính thức của CĐ. Hiện nay Bộ TT-TT và Tổng LĐLĐ Việt Nam đang làm việc để xây dựng các Fanpage trên mạng xã hội ở từng KCN. Nếu đưa những thông tin chính thống lên mạng xã hội nhiều hơn thì thông thì mạng xã hội sẽ lành mạnh hơn.
Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng (cầm micro) trao đổi với các đại biều về vấn đề an ninh trên không gian mạng
Vấn đề đào tạo nâng cao nhận thức, cách hiểu mạng xã hội, cách sống với mạng xã hội, trong không gian mạng, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho rằng chúng ta có hàng ngàn năm sống trong thế giới thực, nhưng trong thế giới ảo rất là mới. Trước đây chúng ta sử dụng thông tin chính thống là nhiều hơn. Thông tin chính thống được xác thực, có trách nhiệm, bản chất là bộ lọc cho chúng ta. Còn thông tin trên mạng xã hội thiếu tính xác thực.
"Mỗi cá nhân chúng ta cần có bộ lọc của riêng mình. Nếu ai đọc cũng tin ngay thì rất nguy hiểm. Có lẽ vài câu chuyện đào tạo nâng cao nhận thức, cách mà chúng ta sống và ứng xử trên mạng xã hội không chỉ cần với người lớn mà có lẽ nên đưa vào chương trình giáo dục phổ thông"- ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Đã là công nghệ chắc chắn phải sử dụng giải pháp công nghệ, ông Hùng cho biết tới đây sẽ có 1 Trung tâm quốc gia về an toàn thông tin trên không gian mạng. Hiện Thủ tướng đã giao cho Bộ TT-TT triển khai bước đầu. Chúng ta có thể giám sát đánh giá thông tin sai lệch, độc hại trên không gian mạng. Sau đó, sử dụng các biện pháp kỹ thuật, làm việc với cá nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước yêu cầu họ tuân thủ làm sao chúng ta có thể sàng lọc thông tin xấu độc, làm cho không gian mạng lành mạnh hơn.
Liên quan đến vụ việc ngừng việc tập thể và biểu tình trong tháng 6 vừa qua, ông Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hơp chặt chẽ với Bộ TTTT, sử dụng mạng xã hội tuyên truyền của mình CN người dân. Tới đây, trong chương trình Nghị quyết Đại hội 12, đặc biệt quan tâm đến thông tin chính thống trên mạng xã hội. Tổng LĐLĐ VIệt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ TT-TT có chương trình đào tạo, bồi dưỡng tuyên truyền, giác ngộ cho giai cấp CN theo đúng chủ trương của Đảng.
Bình luận (0)