xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Tăng thuế với bia cần lộ trình, tránh "cú sốc" cho doanh nghiệp

Minh Chiến - Văn Duẩn

(NLĐO)- Đồng tình với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng rượu, bia, song các đại biểu Quốc hội đề nghị có lộ trình phù hợp

Ngày 22-11, tại kỳ họp thứ 8, thảo luận ở tổ TP HCM về dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết đồng tình với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia như đề xuất của Chính phủ. Song với mặt hàng bia, đại biểu Trần Hoàng Ngân kiến nghị cân nhắc lộ trình tăng thuế hợp lý, tránh "cú sốc" cho doanh nghiệp trong ngành sản xuất.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Tăng thuế với bia cần lộ trình, tránh "cú sốc" cho doanh nghiệp- Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân phát biểu

Theo ông Trần Hoàng Ngân, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia cần đảm bảo hài hòa giữa việc tăng thu ngân sách, nuôi dưỡng nguồn thu, cũng như đảm bảo các vấn đề về công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế.

Trong những năm gần đây, đại biểu Ngân cho biết các ngành sản xuất trong nước gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, với hàng loạt thách thức. Lượng khách du lịch trong nước và quốc tế giảm mạnh do đại dịch đã tác động đến các ngành thương mại, dịch vụ.

Cùng với đó, các quy định mới về xử phạt hành chính các vi phạm về nồng độ cồn đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhưng cũng có tác động nhất định đến một số lĩnh vực kinh doanh ăn uống tại các đô thị, kinh tế đêm… Từ những yếu tố đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân kiến nghị cân nhắc về lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia.

Dẫn số liệu ngành bia đóng góp cho ngân sách khoảng 56.000 tỉ đồng/năm, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết con số này giảm vào năm 2023, xuống còn hơn 50.000 tỉ đồng trước hàng loạt khó khăn, thách thức của ngành.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động trực tiếp trong ngành bia cũng giảm hơn 6.000 người trong giai đoạn vừa qua. "Số lao động giảm chưa tính tới các ngành gián tiếp như bán lẻ, dịch vụ ăn uống…"- đại biểu Trần Hoàng Ngân nêu rõ.

Do đó, vị đại biểu đoàn TP HCM đề nghị việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia cần có lộ trình phù hợp. Với mức thuế suất 65% như hiện nay, ông Ngân kiến nghị giữ ổn định đến hết năm 2026, đến năm 2027 mới thực hiện tăng.

"Cần có độ trễ để đảm bảo nguồn thu ngân sách. Mặt khác, người lao động trên lĩnh vực này có điều kiện để đảm bảo công việc, doanh nghiệp có thời gian tái cơ cấu"- đại biểu Trần Hoàng Ngân nêu rõ.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Tăng thuế với bia cần lộ trình, tránh "cú sốc" cho doanh nghiệp- Ảnh 2.

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ thảo luận tại tổ

Thảo luận tại tổ, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cũng nhất trí với việc cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, thuốc lá. Tuy nhiên, ông cũng kiến nghị cần cân nhắc lộ trình. Việc đánh thuế là đánh vào hành vi, đánh thuế cao sẽ giảm hành vi hút thuốc và uống rượu bia.

"Cần có lộ trình cho phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hòa nhà nước - doanh nghiệp - người dân"- đại biểu Tạ Văn hạ nêu quan điểm.

Đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) đồng tình với việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia để hạn chế tình trạng lạm dụng rượu, bia gây hại đến sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội. Quy định này cũng sẽ làm giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân do tác hại của rượu bia gây ra, giữ an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

"Tuy nhiên, xét về nhiều mặt thì khi tăng thuế xuất đối với mặt hàng nào cũng cần cân nhắc lộ trình thực hiện cho phù hợp, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp, thị trường, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng thuế trong thời gian tới"- bà Ánh nhìn nhận.

Theo vị đại biểu đoàn TP Hà Nội, nếu tăng thuế quá nhanh và mạnh khiến các doanh nghiệp không thể điều chỉnh công suất sản xuất phù hợp. Bên cạnh đó, việc giảm sản lượng quá nhanh tác động tiêu cực đến công ăn, việc làm của người lao động, số lượng lao động dôi dư từ các nhà máy rượu, bia chưa kịp chuyển đổi nghề nghiệp.

Do vậy, đại biểu Dương Minh Ánh đề nghị ban soạn thảo cân nhắc giãn việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành rượu, bia và bắt đầu áp dụng từ năm 2027 trở đi.

Với các mặt hàng rượu, bia, dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đưa ra 2 phương án, trong đó Chính phủ nghiêng về phương án thứ 2. Cụ thể, với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên, Chính phủ nghiêng về phương án tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030.

Đối với mặt hàng rượu dưới 20 độ, Chính phủ nghiêng về phương án tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030.

Đối với mặt hàng bia, Chính phủ nghiêng về phương án tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030.

Theo Chính phủ, phương án 2 sẽ có tác dụng giảm khả năng chi trả đối với các sản phẩm rượu, bia mạnh hơn, tác động tốt hơn trong việc giảm tỉ lệ sử dụng rượu, bia và giảm các tác hại liên quan do việc lạm dụng rượu, bia gây ra.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo