xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia: Băn khoăn về lộ trình và mức tăng

Minh Chiến

(NLĐO)- Nhiều ý kiến đồng tình với việc tăng thuế TTĐB với mặt hàng rượu, bia, song cần có lộ trình phù hợp

Cần tính toán mức tăng thuế, thời điểm và lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) phù hợp đối với đồ uống có cồn. Đó là kiến nghị của TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, tại hội thảo góp ý về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa dổi): Phương án tăng thuế đạt mục tiêu và lợi ích bên vững, do Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 14-11.

Theo đề xuất của cơ quan soạn thảo về thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên, có 2 phương án. Phương án 1: Tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030. Phương án 2: Tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia: Băn khoăn về lộ trình và mức tăng- Ảnh 1.

TS Cấn Văn Lực cho rằng cần có lộ trình tăng thuế TTĐB phù hợp với mặt hàng rượu, bia

Mặt hàng bia cũng có 2 phương án. Phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030. Hai là, tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030.

Với các phương án nêu trên, TS Cấn Văn Lực cho rằng việc điều chỉnh tăng thuế cần được đánh giá kỹ lưỡng để có mức tăng, lộ trình tăng phù hợp. Bởi theo ông Lực, trong bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt ngành đồ uống đang "khó khăn chồng khó khăn". Theo vị chuyên gia, nếu tăng nhanh, tăng mạnh thì doanh nghiệp sẽ bị "sốc".

Nhấn mạnh điều chỉnh tăng thuế TTĐB đều ảnh hưởng đến các chủ thể liên quan gồm Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, TS Vương Quang Lượng, Trưởng phòng Nghiên cứu và dự báo thị trường, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cho rằng việc điều chỉnh cần có lộ trình cụ thể, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.

Theo ông Lượng, chính sách tăng thuế có thể tăng thu ngân sách ngay trước mắt nhưng về lâu dài có thể giảm thu do tiêu dùng giảm. Ông cũng khuyến cáo các chính sách thuế khi xây dựng cần hướng đến mục tiêu điều tiết thu nhập, định hướng tiêu dùng, giảm tác động tiêu cực của đồ uống có cồn với sức khỏe người tiêu dùng.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia: Băn khoăn về lộ trình và mức tăng- Ảnh 2.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính, Ngân sach của Quốc hội điều hành phiên thảo luận tại hội thảo

TS Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương) cũng đã trình bày một nghiên cứu đánh gái tác động kinh tế định lượng của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng rượu bia. Trong đó, đã nêu rõ các tác động của việc tăng thuế với GDP, thu ngân sách, tình hình việc làm, thu nhập của người lao động...

Có góc nhìn khác, TS Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế (Ban Kinh tế Trung ương), lại cho rằng việc điều chỉnh thuế TTĐB không tác động đến GDP, vì đây là thuế gián thu, nên chỉ chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác.

Ông Nguyễn Tú Anh cũng nhìn nhận việc tăng thuế không hoàn toàn làm giảm cầu tiêu dùng, mà chỉ trì hoãn quá trình tăng nhu cầu, và chỉ là tác động một lần, không phải lâu dài. Đối với mặt hàng rượu bia, đồ ngọt, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo Việt Nam phải tăng thuế, họ cũng đưa ra các dẫn chứng về tác động của các mặt hàng này đến sức khỏe người tiêu dùng.

"Chúng ta không nên bàn tăng hay không tăng thuế, mà nên bàn mức tăng thế nào cho phù hợp. Như vậy, cần quay lại mục tiêu ban đầu là để thay đổi hành vi người tiêu dùng, giảm tiêu dùng. Muốn điều đó thì chúng ta phải tăng "sốc", nhưng sẽ tác động đến doanh nghiệp, còn mức tăng từ từ thì khó thay đổi hành vi người tiêu dùng"- ông Nguyễn Tú Anh đặt vấn đề và cho rằng cần nghiên cứu để có mức tăng đảm bảo hài hòa các mục tiêu đã đề ra.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cũng nhìn nhận cần điều chỉnh tăng thuế TTĐB, song phải có phương án hài hoà, hợp lý hơn để đảm bảo doanh nghiệp không "sốc" trong bối cảnh còn nhiều khó khăn này. Ông cũng kiến nghị cần có các đánh giá tác động kỹ hơn của việc tăng thuế TTĐB với thu ngân sách, tình hình việc làm...

Theo chương trình kỳ họp thứ 8, ngày 22-11, Chính phủ sẽ trình Quốc hội dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Cùng ngày, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về nội dung này.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cũng nêu các khó khăn của ngành đồ uống có cồn thời gian qua. Theo ông Việt, đối với mặt hàng rượu bia, cần xem xét giảm mức tăng thuế và giãn lộ trình tăng một cách hợp lý, tạo điều kiện để doanh nghiệp, thị trường, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng thuế trong thời gian tới. Đại diện VBA cũng kiến nghị áp dụng tăng thuế từ năm 2027, mỗi năm tăng 5%, đến năm 2031 đạt 80%.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo