Cách trung tâm TP Huế khoảng 35 km về phía Đông, nghĩa trang An Bằng thuộc xã Phú Vinh (TP Huế) hiện ra với những ngôi mộ còn nguy nga lộng lẫy hơn nhà ở.
"Thành phố lăng mộ" với hàng nghìn ngôi mộ, diện tích 40.000 m2
Quả không sai khi mạnh danh là "thành phố lăng mộ" vì nơi đây sở hữu hàng nghìn ngôi mộ lớn nhỏ với diện tích lên tới 40.000m² trải dài giữa bãi cát trắng xóa.

Bên ngoài một ngôi mộ ở làng An Bằng.
Ẩn trong từng viên gạch, nét chạm là dấu ấn của hiếu đạo, của nghệ thuật dân gian và của cả tâm sự những người âm thầm làm nên từng mái vòm, cột trụ và nhiều công trình khác ở nơi đây.
Chiêm ngưỡng khu lăng mộ xa hoa An Bằng.
Những ngôi lăng mộ ở đây được xây dựng xa hoa tráng lệ mang dáng dấp cung điện, đền đài vươn mình giữa bãi cát trắng. Người thợ đã lấy cảm hứng từ kiến trúc lăng tẩm vua chúa triều Nguyễn, nhất là lăng vua Khải Định để sáng tạo ra sự giao thoa rõ nét giữa vẻ đẹp cổ kính và hiện đại theo yêu cầu của con cháu người đã khuất.

An Bằng vốn là một ngôi làng ven biển, giờ đây có rất nhiều con em định cư ở các nước như Mỹ, Canada... nên thường gửi tiền về xây mộ cho ông bà, cha mẹ đã khuất như một cách báo hiếu.

Những ngôi mộ ở đây có giá bạc tỉ, được xây dựng công phu. Khu lăng mộ An Bằng khá nổi tiếng không chỉ trong nước mà nhiều du khách nước ngoài thường tìm tới tham quan vì lạ.
Có lăng mộ như cung điện thu nhỏ
Kiến trúc các ngôi mộ là sự giao thoa giữa kiến trúc Đông - Tây, là sự kết hợp của cái độc đáo và cái cổ kính. Trong đó, không ít lăng mộ được xây dựng như những cung điện thu nhỏ kết hợp với cổng tam quan, mái ngói lưu ly, câu đối, bia đá, trụ biểu và các linh vật như lân, ly, quy, phụng canh giữ được đặt theo nguyên tắc đối xứng.
Những họa tiết trên chỉ dành cho bậc đế vương thời xưa với vẻ uy nghi và hùng dũng, ngày nay đã được người dân, người thợ nơi đây ứng dụng vào kiến trúc lăng tẩm.

Những người thợ sau khi đập vỡ chén bát bằng gốm thì lấy các mảnh sành sứ đắp vào lăng mộ, tạo hoa văn.
Một trong những điểm chi tiết kiến trúc nổi bật nơi đây chính là trụ biểu chứa đựng chiều sâu văn hóa. Với hình khối đồ sộ, hoa văn cầu kì và màu sắc rực rỡ, trụ biểu thường được đặt đối xứng hai bên cổng lăng.
Không chỉ đánh dấu không gian thiêng liêng ngăn cách giữa cõi âm và cõi dương mà còn thể hiện sự kính trọng đối với người đã khuất. Trên thân trụ thường được khắc câu đối bằng chữ Hán hoặc Quốc ngữ ca ngợi đức hạnh, công lao của người đã mất.

Hòn non bộ trong một khu mộ.
Lăng mộ với những nguyên liệu, kiến trúc độc đáo
Mang kiểu dáng và kỹ thuật kiến trúc dân gian với những vật liệu cổ truyền là gạch, gỗ và đá. Qua bàn tay cũng những người thợ lành nghề với sự độc đáo trong cách phối các mảnh gốm màu, thủy tinh để chúng trở thành muôn hình muôn vẻ. Đi xa hơn, mảnh sành sứ lấy từ chén bát trở thành vảy rồng, vảy cá,kết hợp với vẽ màu, vôi vữa quét màu,...

Khám thờ vừa mới được hoàn thiện, chờ đưa vào khu lăng mộ đang xây dựng.

Linh vật canh giữ mộ được làm bằng đá nguyên khối.
Điều đặc biệt chính là người ta có thể chi vài chục triệu, thậm chí cả vài trăm triệu để chén bát mới về để...đập ra lấy mảnh vỡ để khảm lên các lăng mộ tạo hoa văn. Sành sứ không còn là chất liệu đơn thuần, mà trở thành ký ức - thứ lưu giữ hình ảnh, mong muốn, lòng biết ơn của người sống dành cho người đã khuất. Chính điều đó đã tạo thành một nền mỹ thuật giàu tính trang trí, mang theo đó là sự tinh tế, tỉ mỉ, phong phú.
Đề tài trang trí ở khu lăng mộ này hầu hết mang tính chất biểu trưng, nhằm thể hiện sự cao quý trong nền nghệ thuật truyền thống. Một số kiến trúc được liên danh thành những nhóm một như tứ linh (rồng, phụng, rùa, lân), tứ quý (thông, lan, cúc, trúc), bát bửu (đàn, sáo, bầu rượu, cuốn thư, quạt, bàn cờ, giỏ hoa và như ý).
Những con vật linh, những biểu tượng hoa cỏ, vật báu, mẫu chữ điều là biểu hiện nội tâm, mang hàm ý kính quỷ thần, trọng quyền tước, ước nguyện hạnh phúc và phồn vinh.

Bên ngoài của một ngôi mộ thiết trí bằng xi măng, không khảm sành sứ.


Tranh khảm sành sứ với đa dạng màu sắc thể hiện khung cảnh làng quê yên bình nhưng giàu sang.

Linh vật rồng ở lăng mộ.


Những linh vật khảm sành sứ.

Các người thợ hoàn thiện một ngôi mộ có giá đầu tư cả tỉ đồng.

"An lạc địa" - khu vực đặt bia thờ của một ngôi mộ.

Bên ngoài một ngôi mộ bề thế, đã được xây dựng đã lâu.

Ngôi lăng mộ xây sẵn của vợ chồng ông Hồ Thiết (SN 1937) và bà Văn Thị Thuận (SN 1938) vừa mới được họ đầu tư với kinh phí khoảng 3 tỉ đồng.

Những khu mộ được xây dựng theo phong cách lấy cảm hứng lăng mộ vua Nguyễn kết hợp kiến trúc dân gian và có kinh phí lớn.


Trụ biểu ở một ngôi mộ.
Bình luận (0)