xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đẩy lùi "bóng ma" tín dụng đen

Bài và ảnh: HẢI ĐỊNH

Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND TP Đà Nẵng dần đi vào đời sống, giúp cán bộ, công chức, người lao động ổn định cuộc sống

Nhiều năm qua, công nhân (CN) tại các KCN của TP Đà Nẵng luôn là đối tượng mà đối tượng cho vay nặng lãi nhắm đến, nhất là khi họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nhắm vào nhu cầu tài chính của CN dịp cuối năm, các đối tượng cho vay nặng lãi thường chọn các khu vực gần KCN Hòa Khánh (quận Liên Chiểu) và KCN Hòa Cầm (quận Cẩm Lệ) để tiếp cận CN.

Đủ kiểu mời mọc

Tại đây, các đối tượng dụ dỗ CN vay với lời mời "lãi suất thấp, thủ tục đơn giản". Nếu "sập bẫy" và không có khả năng trả nợ, CN sẽ bị các đối tượng cho vay gây áp lực đòi nợ. Không chỉ CN, nhiều giám đốc công ty cũng bị các đối tượng quấy rối, làm phiền khi có lao động trong đơn vị dính vào tín dụng đen.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại tổ CN tự quản số 22 (khu nhà ở CN quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng), tín dụng đen gần như vắng bóng. Trao đổi với phóng viên, anh Trần Lâm Thanh, một CN tại đây, cho hay mình từng khổ sở vì tín dụng đen. Sau khi trả xong nợ, các đối tượng vẫn không ngừng ve vãn, mời gọi anh tiếp tục vay. Nhưng lần này, anh nhất định từ chối. 

Nguyên do là anh Thanh đã được tiếp cận gói vay 100 tỉ đồng theo Nghị quyết 33 của HĐND TP Đà Nẵng. Với số tiền được vay lên đến 100 triệu đồng, thời gian vay tối đa 10 năm, lãi suất chỉ bằng lãi suất vay hộ nghèo…, anh Thanh cho hay không dại "sập bẫy lừa" tín dụng đen một lần nữa. "Khoản vay không chỉ giúp tôi trang trải cuộc sống mà còn có vốn để kinh doanh một số mặt hàng online, tăng thêm thu nhập cho gia đình" - anh Thanh nói.

Tương tự, chị N.T.T (trú quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) là một trong các trường hợp vừa được giải ngân lần này. Phần lớn khoản vay được chị T. dùng để thanh toán viện phí cho con gái, còn lại để dự phòng. Chị T. nói: "Trước đây khi gặp khó khăn, gia đình thường phải vay nóng. Khi quá hạn trả tiền, các đối tượng tìm đến tận công ty để "khủng bố". Nay may mắn được vay từ nguồn vốn nhà nước, tôi yên tâm làm việc".

Anh Thanh và chị T. là 2 trong số 250 khách hàng tại TP Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình cho vay theo Nghị quyết 33.

Đẩy lùi "bóng ma" tín dụng đen- Ảnh 1.

Ngân hàng Chính sách xã hội quận Thanh Khê giao vốn cho đoàn viên, người lao động

Sẻ chia với công nhân

Trước đó, thấu hiểu được khó khăn về vay vốn sinh hoạt của CN, cuối tháng 7-2024, HĐND TP Đà Nẵng quyết định thông qua Nghị quyết 33, quy định ủy thác nguồn vốn ngân sách thành phố thông qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Đà Nẵng với đối tượng vay là cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách, người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.

Theo đó, tiêu chí xác định đoàn viên khó khăn là có mức lương hiện hưởng của ngạch chuyên viên bậc 3 trở xuống; có người thân trong gia đình trong độ tuổi lao động nhưng không có việc làm; có 2 con trở lên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng, đại học; có người thân trong gia đình mắc bệnh hiểm nghèo; gia đình bị thiệt hại do thiên tai, tai nạn hoặc sự kiện bất khả kháng có UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận; đã ly hôn hoặc một mình nuôi 2 con chưa đủ tuổi thành niên. Ưu tiên cho vay các trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng CSXH.

Trong nguồn vốn cho vay 100 tỉ đồng, từ năm 2024 đến 2028, Đà Nẵng sẽ cân đối để ủy thác 50 tỉ đồng cho vay đối với các đối tượng khó khăn là cán bộ, công chức quận, huyện, phường, xã; người hoạt động không chuyên trách phường, xã; NLĐ có hợp đồng không xác định thời hạn làm việc trong các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp xã có Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ quận, huyện.

Đồng thời, sẽ có thêm 50 tỉ đồng để cho vay đối với NLĐ thường trú tại Đà Nẵng, đang làm việc trong các doanh nghiệp có Công đoàn cơ sở trực thuộc. Với số vốn này, LĐLĐ TP Đà Nẵng được thành phố tin tưởng, giao phó việc thẩm định các trường hợp vay, bảo đảm vốn đến đúng đối tượng.

Đưa nghị quyết vào đời sống, trong tháng 11, LĐLĐ quận Ngũ Hành Sơn phối hợp với Ngân hàng CSXH quận thực hiện giải ngân vốn vay cho 20 trường hợp là cán bộ, công chức hiện đang công tác ở quận, phường; người hoạt động không chuyên trách phường; NLĐ có hợp đồng không xác định thời hạn cấp quận, phường với tổng số tiền gần 2 tỉ đồng. 

Mức vay tối đa là 100 triệu đồng/người, thời gian vay tối đa 120 tháng và lãi suất ưu đãi bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo. Tương tự, LĐLĐ quận Sơn Trà đã phối hợp với Ngân hàng CSXH quận xét duyệt và hướng dẫn thực hiện quy trình vay vốn cho 42 đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn.

Đến hiện tại, Chi nhánh Ngân hàng CSXH Đà Nẵng đã giải ngân chương trình cho vay đối với cán bộ, công chức quận, huyện, xã, phường tổng cộng 250 khách hàng, tương ứng 24,5 tỉ đồng; cho vay đối với NLĐ trong các doanh nghiệp 15 trường hợp với số tiền hơn 1,1 tỉ đồng. Dự kiến trong tháng 12-2024, đơn vị sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai cho vay thêm 50 tỉ đồng thuộc chương trình nói trên. 

Ổn định cuộc sống

Theo LĐLĐ TP Đà Nẵng, Nghị quyết 33 là một chính sách rất nhân văn, có ý nghĩa rất lớn với NLĐ. Đề án vay vốn cho cán bộ, công chức thuộc xã, phường, quận, người hoạt động không chuyên trách được LĐLĐ triển khai xây dựng song song nhằm đưa vốn đến đúng đối tượng cần hỗ trợ. "Thời gian tới, các LĐLĐ quận, huyện sẽ tiếp tục phối hợp tốt với Ngân hàng CSXH địa phương để giúp đoàn viên, NLĐ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, góp phần ổn định cuộc sống" - ông Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng, cho biết.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo