xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đẩy vốn tín dụng, không chỉ có lãi suất

PGS-TS NGUYỄN HỮU HUÂN (Đại học Kinh tế TP HCM)

Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã định hướng mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Để đẩy mạnh vốn ra nền kinh tế, ngay từ cuối năm ngoái, NHNN đã thay đổi chính sách điều hành tăng trưởng tín dụng - giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm cho các tổ chức tín dụng.

Đến ngày 31-1, mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay tiếp tục có xu hướng giảm. Lãi suất thấp, thanh khoản dồi dào, có điều thống kê của NHNN cho thấy trong tháng 1-2024, tín dụng toàn hệ thống giảm 0,6% so với cuối năm 2023. 

Đáng chú ý, tháng 1 năm nay - rơi vào thời điểm cuối tháng 11 và đầu tháng 12 âm lịch - thường là giai đoạn nhu cầu tín dụng lớn đáp ứng vốn cho sản xuất, kinh doanh, chuẩn bị hàng hóa Tết của doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng của người dân nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng âm, cho thấy sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn thấp.

Ngoài ra, không loại trừ khả năng tháng 12-2023, nhiều tổ chức tín dụng chạy đua đẩy mạnh giải ngân để lấy "số đẹp" tăng trưởng tín dụng cho cả năm. Khi bước qua tháng đầu tiên của năm 2024, nhu cầu vay vốn này sụt giảm mạnh khiến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng bị âm. Bằng chứng là tăng trưởng tín dụng đã nhảy vọt từ 9,2% vào cuối tháng 11 lên 13,71% khi kết thúc năm 2023.

Với bối cảnh hiện tại, cầu tín dụng từ nền kinh tế vẫn chưa nhiều, phản ánh tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Vì vậy, mấu chốt cần phải giải quyết là từ phía cầu. 

Đó là đẩy mạnh chính sách tài khóa bằng cách kích cầu tiêu dùng, giảm thuế GTGT mạnh hơn mức 8% hiện tại, giảm thuế thu nhập cá nhân… 

Kế đến, cầu tiêu dùng vẫn sẽ yếu nếu xuất khẩu không phục hồi mạnh, bởi với độ mở của nền kinh tế lớn như hiện tại - tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tới hơn 200% GDP, đòi hỏi phải có những giải pháp mạnh mẽ hỗ trợ xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới…

Đối với tín dụng tiêu dùng bất động sản (vay mua nhà để ở của khách hàng cá nhân) vốn sụt giảm mạnh trong năm 2023, để kích thích nhu cầu này trong năm nay là không dễ khi thị trường đang thiếu vắng những dự án có giá hợp lý, vừa túi tiền, thu nhập của người dân. Ngay các dự án nhà ở xã hội cũng chưa thấy triển khai nhiều vì vướng cơ chế, chính sách, pháp lý.

Để kích thích phân khúc cho vay mua nhà, giảm lãi suất là chưa đủ. Lãi suất vay mua nhà hiện tại thường chỉ cố định trong 1 - 2 năm đầu, sau đó thả nổi gây rủi ro cho người mua nhà. Do đó, chính sách của nhà nước có thể nghiên cứu triển khai những gói cho vay cố định trong 10 - 20 năm để tạo được niềm tin cho người mua nhà và giúp họ hoạch định tài chính tốt hơn. Khi đó, vốn tín dụng sẽ được đẩy ra nền kinh tế thuận lợi hơn. n

Thái Phương ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo