xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện cổ tích thời nay ở Núi Thành, Quảng Nam

Theo Mai Vy (VGP)

Bằng sự bình dị, những người phụ nữ ở xã Tam Thạnh (huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã và đang viết nên câu chuyện cổ tích về tình người.


Tủ tạp hóa được chị em xóm giềng quyên góp giúp bà Hương bán kiếm sống qua ngày. Ảnh: VGP/Mai Vy

Tủ tạp hóa được chị em xóm giềng quyên góp giúp bà Hương bán kiếm sống qua ngày. Ảnh: VGP/Mai Vy

Nằm trong căn nhà nhỏ sau núi, bà Trương Thị Hương (thôn Trường Thạnh, xã Tam Thạnh) lặng lẽ sống qua ngày trên chiếc giường, khó nhọc lắm bà mới có thể đứng dậy bước vài ba bước.

Căn bạo bệnh năm 2000 khiến tay chân bà co rút và đến năm 2009 thì bệnh tình thêm nặng, xương cốt bị thoái hóa hoàn toàn và bà phải nằm một chỗ. “Giờ tôi bị thêm bệnh tim nữa nên chẳng thể làm gì. Sống nhờ mấy trăm ngàn trợ cấp của Nhà nước và cái tủ bán tạp hóa. Tháng 6 vừa rồi, mấy chị em phụ nữ trong xã, thôn tổ chức quyên góp được 7 triệu mua các món hàng như xà phòng, bánh kẹo, sữa… về cho tôi bán để kiếm sống qua ngày”, bà Hương tâm sự.

Chuyện chị em phụ nữ thôn Trường Thạnh mua hàng về để giúp bà Hương có kế sinh nhai chỉ là câu chuyện gần nhất về tình làng nghĩa xóm nơi này. Bà Hương có 2 con trai nhưng nghèo quá nên ly hương lưu lạc ở xa, bà lủi thủi một mình trong căn nhà tình thương.

“Xương cốt tôi yếu lắm, đi lại mấy lần té ngã gãy xương nên phải nhờ bà con cứu trợ. Có thời kỳ, đường đi toàn sình lầy, thanh niên ở xóm người bồng tôi, người đẩy xe chở xuống bệnh viện cấp cứu. Rồi mấy chị em phụ nữ thay nhau chăm tôi như người nhà vậy. Không có chị em và xóm giềng chắc tôi đã chết từ hồi nào rồi”, bà Hương xúc động kể.

Những ngày bà ốm liệt giường, chị em trong xóm thay phiên nhau mỗi người một ngày đến nấu cho bà miếng cơm miếng cháo, dọn dẹp cửa nhà ngăn nắp, đi chợ mua thức ăn để bà Hương ăn dần.

Chị Nguyễn Thị Mai, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tam Thạnh, hàng xóm của bà Hương cho biết, 7 năm qua, bà Hương sống nhờ sự đùm bọc của chị em và cả thôn Trường Thạnh. Thỉnh thoảng, chị em trong thôn lại quyên góp để bà mua thuốc chữa bệnh, mua thức ăn. Chị em ở đây ai cũng nghèo khó nên để cưu mang, đùm bọc bà Hương được lâu dài, họ nghĩ ra cách mua hàng tạp hóa về cho bà bán. Rồi chị em lại đến với tủ tạp hóa của bà mua hàng. Nhờ vậy, mỗi ngày, bà Hương cũng có được mấy chục nghìn tiền lời.


Bà con thôn Phước Thạnh chăm sóc bà Phạm Thị Sòng. Ảnh: VGP/Mai Vy

Bà con thôn Phước Thạnh chăm sóc bà Phạm Thị Sòng. Ảnh: VGP/Mai Vy

Cũng xây nên một câu chuyện cổ tích khác giữa đời thường là nghĩa tình của chị em phụ nữ thôn Phước Thạnh. Căn nhà rộng khoảng chừng 16 m2 của bà Phạm Thị Sòng (60 tuổi, thôn Phước Thạnh,) ngổn ngang những vật dụng bị bà Sòng quăng ném trong vô thức.

Chị Bùi Thị Kim Tuyết, Tổ trưởng Tổ phụ nữ số 8 thôn Phước Thạnh cho biết, trước lúc bị liệt, bà Sòng cũng biết làm những việc lặt vặt để đổi lấy gạo, thức ăn rồi tự nấu ăn được. Nhưng sau một trận đau, dù đã được bà con trong thôn cứu sống kịp thời nhưng giờ bà Sòng chẳng thể tự lo được gì cho bản thân.

Chị Tuyết kể, bà Sòng chẳng còn ai thân thích, cha mẹ bà mất từ lâu, bỏ lại bà bơ vơ cùng căn bệnh thần kinh lúc tỉnh, lúc mê. Thế nên ngày ngày, những người phụ nữ thôn Phước Thạnh vẫn mang cơm đến nhà cho bà Sòng.

Điều làm chúng tôi cảm phục là những người dân nơi đây luôn xem bà Phạm Thị Sòng như người thân trong gia đình, chăm sóc bà ân cần. Những lần bà bỏ nhà đi nơi khác, cả thôn nhốn nháo đi tìm bà về, vì sợ bà bị đói khát hay thậm chí chết dọc đường mà không ai biết.

Ban đầu, chỉ có vợ chồng Trưởng thôn Ngô Quang Vinh chăm lo cho bà từng miếng ăn, và chị Tuyết lo chuyện tắm rửa, gội đầu, quét dọn nhà cửa. Nhưng xác định việc lo lắng, chăm sóc cho bà Sòng là lâu dài, bà conthôn Phước Thạnh đã bàn bạc chia việc ra để chung tay giúp đỡ.

Mọi người nhất trí mỗi chị em nấu một ngày ăn, mang lên nhà cho bà Sòng vào hai buổi trưa và tối. Biết bà tính tình thất thường, chị em phụ nữ chọn những lúc bà ngủ đến dọn dẹp nhà cửa cho bà.

Cứ thế, bao nhiêu năm qua, những chị em phụ nữ và người dân thôn Phước Thạnh đã bao bọc, cưu mang cụ bà bất hạnh Phạm Thị Sòng bằng tình làng, nghĩa xóm sâu nặng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo