xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

DIỄN ĐÀN "ĐỂ THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ TRỞ LẠI":Hành động ngay để không chậm chân!

Thái Phương ghi

(NLĐO) - Muốn du lịch Việt Nam phát triển bền vững thì chỉ số khách quốc tế trở lại là rất quan trọng. Cần đặt chiến lược cho từng thị trường trọng điểm để không chỉ dừng lại ở 18 triệu lượt khách quốc tế mỗi năm

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch Vietravel, Chủ tịch hãng hàng không Vietravel Airlines - trao đổi với Báo Người Lao Động về giải pháp thu hút khách quốc tế trở lại.

Thấy gì từ khách Trung Quốc, Hàn, Nhật…?

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong tháng 1-2024, Việt Nam đón hơn 1,5 triệu lượt khách quốc tế, tiếp tục tăng mạnh so với trước đó. Tín hiệu tích cực về khách quốc tế trong dịp Tết Nguyên đán sẽ kéo dài đến khoảng tháng 3-4 năm nay vì đang trong mùa cao điểm.

Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế, đánh dấu sự phục hồi về mức bằng thời điểm năm 2019 - trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Muốn đạt con số này hoặc cao hơn, cần nhìn vào những thị trường trọng điểm cung cấp nguồn khách tới Việt Nam thời gian qua.

Với thị trường khách Trung Quốc, dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và chính sách của nước này cho thấy năm nay, lượng người đi du lịch nước ngoài sẽ có sự đột biến. Chỉ riêng tháng 1-2024 đã có khoảng 1,2 triệu lượt khách Trung Quốc du lịch nước ngoài. Trung bình mỗi năm có khoảng 120 triệu lượt người dân nước này đi nước ngoài.

Sau năm 2023 tăng trưởng du lịch nội địa, người Trung Quốc sẽ đi nước ngoài nhiều hơn và Việt Nam là điểm đến có nhiều tiềm năng vì gần và thuận tiện cả về đường bộ, đường hàng không, đường sắt… Khách Trung Quốc sẽ là động lực thúc đẩy du lịch các nước phục hồi, trong đó có Việt Nam, nếu có chiến lược phù hợp.

DIỄN ĐÀN "ĐỂ THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ TRỞ LẠI":
Hành động ngay để không chậm chân!- Ảnh 1.

Khách quốc tế "xông đất" ở TP HCM mùng 1 Tết

Với thị trường Hàn Quốc, năm 2023 có khoảng 3,6 triệu lượt khách nước này tới Việt Nam du lịch, đứng số 1 trong các thị trường nguồn.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan - Trung Quốc là những thị trường nguồn khách chủ đạo ở khu vực Đông Bắc Á nhưng chúng ta đang thiếu vắng chiến lược, giải pháp hút khách đối với từng thị trường. Cần có động thái cụ thể để kéo khách trở lại, cạnh tranh với các điểm đến trong khu vực.

Nhìn ra các nước, Thái Lan năm nay đặt mục tiêu đón 36 - 38 triệu lượt khách quốc tế. Nước này có chính sách hút khách quốc tế rất rõ ràng, tập trung vào khách Trung Quốc với mục tiêu đón 10 - 11 triệu lượt, thay vì chỉ 5 triệu lượt như năm ngoái.

Mời đóng góp ý kiến cho diễn đàn

Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế. Tuy nhiên, quan trọng hơn là giải pháp để khách quốc tế ở lại lâu hơn, chi tiêu cao hơn và có những trải nghiệm ấn tượng, độc đáo để trở lại nhiều lần.

Báo Người Lao Động mở diễn đàn: "Để thu hút khách quốc tế trở lại nhiều lần" nhằm ghi nhận ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và bạn đọc.

Mọi ý kiến đóng góp, đề xuất, hiến kế cho diễn đàn vui lòng gửi về email: toasoan@nld.com.vn.

Malaysia cũng muốn đón 26 triệu lượt khách quốc tế, trong đó kỳ vọng đón 5 - 8 triệu lượt khách Trung Quốc.

Do đó, Việt Nam cần có chính sách rõ ràng, có mục tiêu cụ thể sẽ đón bao nhiêu khách của từng nước, vùng lãnh thổ, từ đó xây dựng kế hoạch, hành động ngay để không chậm chân.

Không chỉ 18 triệu lượt khách quốc tế

Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đạt thành tích vượt kỳ vọng với hơn 12,6 triệu lượt khách quốc tế. Mục tiêu đạt 18 triệu lượt khách quốc tế của năm nay không hẳn quá cao nhưng cũng cần chiến lược dài hơi nếu đặt trong bài toán cạnh tranh với các nước lân cận.

Cần đánh giá từng thị trường nguồn, đưa ra chỉ tiêu cụ thể để định hướng, đầu tư nguồn lực, sản phẩm… Trước mắt, cần tiếp tục cải thiện chính sách visa. Các nước đã miễn visa với khách Trung Quốc, chúng ta có bị chậm chân không khi vẫn áp dụng chính sách như hiện nay?

Các điểm đến đang cạnh tranh quyết liệt nên chúng ta cần cách làm đột phá, sáng tạo. Chúng ta đã bị chậm trong việc thu hút khách trở lại khi mở cửa sau dịch COVID-19, nay không thể chậm nữa. Các nhà quản lý phải có cái nhìn tổng quan, chiến lược, không để ngành du lịch Việt Nam "hụt hơi" khi đặt cạnh những con số "khủng" về đón khách quốc tế của Thái Lan, Malaysia, Singapore…

DIỄN ĐÀN "ĐỂ THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ TRỞ LẠI":
Hành động ngay để không chậm chân!- Ảnh 2.

Nhiều điểm du lịch ở TP HCM đầu tư điểm tham quan kết hợp du lịch nông nghiệp. Trong ảnh: Du khách tham quan farm trồng nho và thưởng thức trái ngay tại vườn ở Khu Du lịch văn hóa Suối Tiên

Các thị trường khách quốc tế lúc này đang là "thị trường chân không", cùng ở vạch xuất phát, ai xuất phát trước và có chiến lược đúng đắn sẽ được lòng du khách. Nước nào, điểm đến nào đưa ra chính sách ưu đãi, có hệ thống dịch vụ tốt thì sẽ du khách sẽ đến.

Nhưng, khách đến thôi là chưa đủ, khách đến rồi phải trở lại. Tỉ lệ khách quay lại phụ thuộc vào thương hiệu, uy tín của điểm đến. Khách quay lại càng đông càng thể hiện dịch vụ của điểm đến có chất lượng tốt. 

Chi phí để có được 1 du khách mới tốn gấp 5 lần chăm sóc để 1 khách cũ trở lại. Ngành du lịch đang hạn chế về chi phí tiếp thị điểm đến thì phải tận dụng được tỉ lệ khách quay lại. Các chỉ số cần quan tâm là chỉ số về độ sâu, độ rộng, độ lớn của sản phẩm, dịch vụ của điểm đến; chỉ số đo về thương hiệu, uy tín của điểm đến, chất lượng hệ thống dịch vụ…

DIỄN ĐÀN "ĐỂ THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ TRỞ LẠI":
Hành động ngay để không chậm chân!- Ảnh 3.

Khách quốc tế nhận lì xì đầu năm

DIỄN ĐÀN "ĐỂ THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ TRỞ LẠI":
Hành động ngay để không chậm chân!- Ảnh 4.

Khách tham quan tại Khu Du lịch văn hóa Suối Tiên (TP HCM) dịp Tết Nguyên đán 2024

Tất cả dữ liệu liên quan tỉ lệ khách quốc tế trở lại đều chưa được cập nhật kể từ trước dịch COVID-19. Giờ là lúc phải thu thập, đánh giá dữ liệu. Có dữ liệu sẽ đánh giá lại năng lực cạnh tranh, năng lực liên kết của ngành du lịch, của hệ thống dịch vụ và rộng hơn là năng lực cạnh tranh của ngành kinh tế du lịch, từ đó có chiến lược phù hợp. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng!

Cần tạo thương hiệu điểm đến, thương hiệu du lịch Việt Nam và muốn phát triển bền vững thì chỉ số khách quay lại là rất quan trọng.

Không thể thiếu du lịch ẩm thực

Phát triển du lịch cần gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp, đi cùng với ẩm thực và văn hóa ẩm thực, góp phần tạo thương hiệu quốc gia để hấp dẫn khách đến. Không chỉ là "bếp ăn của thế giới", Việt Nam còn có rất nhiều tài nguyên du lịch nông nghiệp, ẩm thực. Phát triển phân khúc này cũng góp phần thúc đẩy kinh tế ban đêm theo đúng mục tiêu của Chính phủ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo