xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng triệu thông tin thuê bao di động bị rao bán công khai trên mạng

Theo Phương Hoàng (ICTnews)

Hàng triệu thông tin thuê bao di động thuộc các nhà mạng VinaPhone, Viettel, MobiFone đang bị rao bán công khai trên mạng, đẩy chủ thuê bao trở thành nạn nhân của những cuộc gọi “rác” làm phiền đến từ các ngân hàng, công ty bảo hiểm, bất động sản, thẩm mỹ viện…

Phát khùng với các cuộc gọi làm phiền

- Alo, dạ em chào anh, em là X bên công ty bảo hiểm…

Nghe chưa dứt câu chào từ đầu máy phía bên kia, anh Huy, giám đốc một doanh nghiệp điện tử tại Hà Nội thẳng tay tắt máy.

Vị giám đốc này than phiền, càng gần Tết, anh càng phải đau đầu số lượng cuộc gọi từ các ngân hàng, bảo hiểm, bán xe ô tô cho tới cả xin tài trợ liên tục gia tăng.

Trước tôi còn lịch sự cáo bận, nhưng giờ thì không đủ kiên nhẫn. Lắm lúc đang lái xe tắc đường, hoặc có cuộc họp quan trọng của công ty, đủ thứ đang phải lo nghĩ trong đầu thì bị nhân viên tiếp thị gọi tới “xin vài phút” để tư vấn rất ức chế”, anh Huy nói.

img

Lập fanpage Facebook rao bán số điện thoại. Ảnh chụp màn hình.

Trường hợp khác, chị Thu Hằng, một người kinh doanh tại Hà Nội cho hay: Sau khi mua chiếc xe ô tô tại Kia Giải Phóng (Hà Nội) hồi giữa năm 2014 thì sau đó không lâu, số lượng các tin nhắn rác, cuộc gọi tiếp thị đổ vào máy chị xuất hiện nhiều hơn. Từ phía ngân hàng cho vay tiêu dùng, mời làm thẻ ghi nợ cho tới công ty bảo hiểm, thẩm mỹ viện…

Thậm chí cả đến tối các cuộc gọi tiếp thị từ các công ty truyền hình cáp, Internet, cho vay tiêu dùng… cũng không tha cho tôi. Dù bị từ chối nhưng họ vẫn còn cố nài nỉ xin được gọi lại khiến tôi phát khùng”, chị Hằng nói.

Hai trường hợp trên chỉ là hai ví dụ trong vô vàn những người dùng điện thoại di động đang hàng ngày, hàng giờ trở thành nạn nhân của vấn nạn mua bán thông tin cá nhân trái phép vốn đã nhức nhối từ lâu nay tại Việt Nam.

Tuy không bùng phát như tin nhắn rác SMS, thế nhưng các cuộc gọi “rác” cũng khiến cho bất cứ ai cũng phải khó chịu.

img
Các thông tin được rao bán trên mạng.

Tìm hiểu của ICTnews cho thấy, tới thời điểm đầu năm 2015, việc kinh doanh địa chỉ email, điện thoại trên mạng tuy không còn rầm rộ và công khai như các năm trở về trước nhưng “nguồn hàng” hiện vẫn có sẵn và được cập nhật thường xuyên. Thậm chí, nhiều đối tượng đã chuyển sang bán số điện thoại trên mạng xã hội Facebook để tiện trao đổi.

Theo thông tin trên mạng, phóng viên ICTnews đã liên lạc với một người bán địa chỉ email, điện thoại tại Hà Nội tên Thành. Đối tượng này cho biết anh ta đang sở hữu vài trăm bộ danh sách khác nhau với hàng trăm nghìn khách hàng tiềm năng được cập nhật đến cuối năm 2014, bao gồm khách hàng bất động sản, các giám đốc, người quản lý, khách hàng mua ô tô, bảo hiểm, khách hàng gửi tiền ngân hàng, người thu nhập cao, nhà đầu tư có vốn nhàn rỗi… tại Hà Nội, TP HCM.

Khi được hỏi về tính chính xác của các số điện thoại, người bán hàng này khẳng định làm ăn uy tín từ lâu, sử dụng nguồn thông tin tin cậy từ các đối tác cung cấp. Nếu còn nghi ngờ có thể chọn khách hàng ngẫu nhiên để liên lạc.

Theo một đối tượng khác đăng thông tin trên mạng xã hội Facebook, chỉ cần bỏ ra số tiền từ 200.000 đồng, người mua sẽ có được bộ thông tin của hàng trăm nghìn người gồm địa chỉ nhà, email, số điện thoại.

Còn nếu chi hàng triệu, họ cũng sẽ được sở hữu hàng triệu số điện thoại của giám đốc, trưởng phòng, phòng kinh doanh… thuộc lĩnh vực bất động sản, tài chính, quảng cáo, sản xuất, dịch vụ, xây dựng, thực phẩm, tin học...; hoặc danh sách khách hàng tại Hà Nội mua căn hộ Times City, Royal City, khách hàng đang vay tiền tại một số ngân hàng…

img
Thuê bao của Viettel, MobiFone chi tiết đến từng quận. Ảnh chụp màn hình.

Ngoài ra đáng chú ý, thông tin rao bán số thuê bao tại Hà Nội của nhà mạng MobiFone, Viettel, VinaPhone còn chi tiết đến từng quận nội, ngoại thành như Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Từ Liêm, Thanh Trì… được cập nhật trong năm 2014.

Phải chăng thông tin của chúng tôi bị chính các nhà mạng tuồn ra ngoài, hay là các nhà mạng bị hacker đánh cắp thông tin mà không hay biết?”, anh Tuấn, một thuê bao di động bức xúc.

Hiện có rất nhiều nghi vấn xoay quanh việc thông tin hàng triệu thuê bao bị rao bán công khai trên mạng. Trước đó, các nhà mạng đã lên tiếng khẳng định họ luôn bảo vệ thông tin của khách hàng một cách chặt chẽ theo đúng các quy định của pháp luật. Xét về lợi ích đại cục, thì nhà mạng không có động cơ để lộ thông tin khách hàng. Thế nhưng, liệu thông tin cá nhân của khách hàng có bị tuồn qua các nhân viên nhà mạng hay không vẫn còn là vấn đề còn nghi vấn. Tất nhiên, đây không phải là cách duy nhất để có được thông tin cá nhân của khách hàng, bởi hiện có rất nhiều hình thức như đăng ký thông tin tại các siêu thị, tham gia các tổ chức... Rất có thể đây cũng sẽ là nơi bị lọt thông tin cá nhân của khách hàng khiến họ trở thành nạn nhân của các cuộc gọi và tin nhắn rác,

Hạn chế phiền toái cách nào?

Tại Việt Nam, pháp luật nghiêm cấm các hành vi công khai hoặc rao bán thông tin cá nhân của các chủ thuê bao di động như một loại hàng hóa.

Theo quy định tại Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì người nào có hành vi mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.

img

Thông tin hàng triệu khách hàng đang được công khai rao bán trên mạng

Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng quy định về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” nêu rõ: Người nào thực hiện một trong các hành vi xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân; xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng; mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó… sẽ bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm...

Theo những người có kinh nghiệm, để có thể hạn chế được phần nào tình trạng số điện thoại bị mang ra mua bán trái phép, trở thành nạn nhân khi bị làm phiền bởi các cuộc gọi “rác”, khi đăng ký số điện thoại trên các diễn đàn, mua sắm online, giao dịch tại ngân hàng, tham gia các chương trình khuyến mãi…, người dùng nên sử dụng thêm một số điện thoại phụ để khai báo, không nên dùng số điện thoại chính dành cho công việc để hạn chế được những phiền toái có thể xảy ra về sau.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo