Bản đồ "đường lưỡi bò" trên ứng dụng WhatsApp (bên trái) và Line (bên phải) được lan truyền trên mạng và đã được xác nhận là đúng sự thực.
Để kiểm chứng thông tin, phóng viên ICTnews đã truy cập vào trang web ditu.google.cn và kết quả cho thấy, "đường lưỡi bò" thể hiện khá rõ ràng. Trong khi đó, phiên bản quốc tế ở địa chỉ
https://maps.google.com/ thì không thấy xuất hiện "đường lưỡi bò".
Bàn đồ "đường lưỡi bò" trên ứng dụng Google Maps của Trung Quốc (.cn)
Bản đồ không có "đường lưỡi bò" trên ứng dụng Google Maps phiên bản quốc tế (.com).
Trước đó, sau khi ứng dụng WeChat đưa bản đồ "đường lưỡi bò" vào phiên bản tiếng Trung của phần mềm này và thể hiện không rõ ràng 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở phiên bản quốc tế, cộng đồng mạng đã đồng loạt tẩy chay, kêu gọi mọi người ngừng sử dụng WeChat và chuyển sang dùng những công cụ chat, nhắn tin, gọi điện qua Internet miễn phí khác. Tuy nhiên, với việc không chỉ các ứng dụng "made in China" như WeChat mà ngay cả các ứng dụng quốc tế như WhatsApp, Line, Google Maps đều sử dụng chung 2 bản đồ, bản đồ hiển thị "đường lưỡi bò" cho bản tiếng Trung và bản đồ không có "đường lưỡi bò" ở bản quốc tế thì một câu hỏi đã được đặt ra, khi người dùng đã tẩy chay ứng dụng WeChat thì có nên tẩy chay các ứng dụng như WhatsApp, Line, Google Maps vì cũng hiển thị "đường lưỡi bò" hay không?
Lãnh đạo một doanh nghiệp Internet ở Việt Nam đã cho rằng, các doanh nghiệp nội địa như VTC Online, VNG, FPT...hoàn toàn có thể đưa ra những phần mềm với chất lượng tương đương WeChat, Line, Whatsapp. Mặc dù vậy, nếu cơ quan quản lý không đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các ứng dụng chat, gọi điện miễn phí qua Internet trong nước mà để các doanh nghiệp Việt Nam đấu “tay bo” thì với tiềm lực tài chính rất lớn, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ lại chiếm vị trí áp đảo như câu chuyện mạng xã hội Facebook với Zing Me, Go.vn và các cơ quan chức năng lại vất vả tìm cách quản lý
Bình luận (0)