xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thêm chuyện ly kỳ từ nghĩa địa cá Ông ở Phước Hải

Theo PHÚC LẬP (Kiến thức gia đình)

Ở nghĩa địa cá Ông làng chài Phước Hải, những ngôi mộ nhỏ nép mình dưới tán phi lao rì rào.

Ở hầu hết các tỉnh ven biển Việt Nam đều có nghĩa địa hoặc đền thờ cá Ông, nhưng nghĩa địa cá Ông ở làng chài Phước Hải, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu là lớn nhất và độc đáo nhất.

Những chuyện ly kỳ

Nghĩa địa cá Ông ở làng chài Phước Hải nằm trên bãi biển, sát tỉnh lộ 44, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Những ngôi mộ nhỏ nép mình dưới tán phi lao rì rào. Trên đầu các ngôi mộ, ngoài bát nhang còn có tấm bia, mặt trước ghi dòng chữ “Nam Hải chi mộ”, ngày tháng Ông lụy. Mặt sau là tên người “chịu tang”, tức người đầu tiên phát hiện Ông luỵ.

Thêm chuyện ly kỳ từ nghĩa địa cá Ông ở Phước Hải - Ảnh 1.

Cổng vào khi nghĩa địa cá Ông ở thị trấn Phước Hải

Bà Hồ Thị Dậu, 67 tuổi, ở làng chài Phước Hải, là một trong số những người suốt đời mang ơn Ông vì đã cứu con bà. Mỗi tháng bà ra đây ít nhất 2 lần để cúng tạ. Bà kể, 15 năm trước, người con trai lớn của bà đã được Ông cứu sau khi thuyền câu mực của anh bị sóng đánh chìm.

“Hồi đó, thuyền câu của thằng Giới (con trai bà) nhỏ lắm. Mỗi lần ra khơi, chỉ coi thời tiết bằng kinh nghiệm là chính chứ có được hiện đại như bây giờ đâu. Sau khi thoát chết trở về, nó kể lại mới hay”, bà Dậu kể.

Thêm chuyện ly kỳ từ nghĩa địa cá Ông ở Phước Hải - Ảnh 2.
Thêm chuyện ly kỳ từ nghĩa địa cá Ông ở Phước Hải - Ảnh 3.

Bên trong điện thờ chính: Điện thờ Nam Hải Đại tướng quân có di ảnh và tượng ba cá Ông; một đoạn cột sống và xương đĩa khớp cột sống cá Ông

Theo lời bà Dậu, lần đó anh Giới lên thuyền câu mực ra cách bờ hơn 5 hải lý thì phát hiện khu vực có nhiều mực, anh Giới dừng thuyền thả câu. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, anh đã câu được khá nhiều mực ống. Nhưng khi nổ máy để di chuyển đến vị trí khác thì máy ghe không nổ. Mất khá nhiều thời gian mày mò mà anh không tìm được nguyên nhân chết máy. Trong khi các ghe bạn đậu cách đó khá xa, anh không thể liên lạc, cầu cứu. Và đúng lúc này, trời kéo mây đen, những cơn sóng lừng đang hình thành, chiếc ghe của anh bắt đầu dềnh lên, chúi xuống, càng lúc càng xa ánh đèn ghe bạn.
Thêm chuyện ly kỳ từ nghĩa địa cá Ông ở Phước Hải - Ảnh 4.

Bà Hồ Thị Dậu

Chiếc thuyền nhỏ của anh Giới lênh đênh giữa biển suốt 2 ngày đêm nhưng không gặp được chiếc thuyền đánh cá, thuyền chở hàng nào đi qua. Để cầm cự, anh lấy mực câu được, dùng lò nấu trên thuyền thúng để chữa đói qua bữa. Khi dầu trên ghe cạn kiệt, không có nguyên liệu để nấu ăn nữa, anh Giới bắt đầu ăn mực sống.


Sang ngày thứ ba, anh Giới bắt đầu đuối, lả đi vì thiếu nước. Lúc này, trong cơn quẫn trí, anh Giới bất chợt nhớ đến lời dặn của cha, anh liền chắp tay, khẩn cầu Ông Nam Hải. Anh cứ lầm rầm khấn vái như thế cho đến khi thiếp đi lúc nào không hay. Trong lúc nửa tỉnh nửa mê, anh cảm giác thấy chiếc ghe như đang di chuyển rất nhanh. Sau khi tỉnh lại, anh thấy mình đang nằm trên ghe bạn.

“Lúc tỉnh lại, nó ngạc nhiên hỏi mọi người thì họ kể, tự nhiên thấy có chiếc thuyền nhỏ từ xa chạy đến, lại gần mới thấy ghe chết máy, trời cũng không có gió. Lúc đó nó mới nhớ lại là đã cầu Ông cứu giúp”, bà Dậu kể.

“Anh Giới giờ còn đi biển không?”, tôi hỏi. Bà đáp: “Còn chứ. Không bám biển lấy gì sống? Nó lấy vợ ra riêng, có ghe lớn rồi. Nhưng trước mỗi chuyến đi biển, nó đều ra đây cúng Ông. Mỗi lần gặp Ông ngoài biển, nó đều xúc cá cho Ông ăn”.

Ông Nguyễn Văn Được, năm nay 62 tuổi, ngư dân làng chài Phước Hải, từng là một trong những người được Ông cứu, từng chứng kiến tận mắt cảnh Ông cứu người, nay do sức khoẻ, ông không đi biển nữa, nhưng vẫn thường xuyên ra nghĩa địa chăm sóc những ngôi mộ.

Thêm chuyện ly kỳ từ nghĩa địa cá Ông ở Phước Hải - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Văn Hời, bà Hồ Thị Dậu và ông Nguyễn Văn Được

“Có lần, ghe chúng tôi đang đánh bắt ngoài khơi, cách đất liền hơn chục hải lý thì biển động, sóng lớn xô dữ dội. Khi đó, tôi định bỏ lưới, kêu anh em nổ máy chạy về, nhưng chưa chắc kịp. Đúng lúc đó, tự nhiên thấy ghe bớt chòng chành, định thần nhìn lại thì thấy phía ngọn sóng đang xô đến có 2 cái lưng cá Ông dài hơn chục mét đang nhô cao, chặn sóng. Tôi vội vàng chắp tay vái rồi kêu tài công nổ máy quay đầu về. Đi vào hơn nửa đường thì sóng bớt, cặp cá Ông từ từ quay đầu ra biển. Những trường hợp ghe được Ông nổi lên che chắn khi sóng to gió lớn như tôi vừa kể thì nhiều người chứng kiến tận mắt”, ông Được kể.


Biển Phước Hải là 'nguyên quán' của cá Ông?

Ông Nguyễn Văn Hời, Trưởng ban quản lý Lăng Ông Nam Hải cho biết, lăng Ông có từ thuở khai mở vùng đất Phước Hải và đây là nơi đầu tiên của Việt Nam có đền thờ Ông. Ban đầu chỉ là một miếu nhỏ cất bằng tre, lá tạm bợ. Khi đó, miếu Ông đã có sẵn sắc phong “Nam Hải đại tướng quân” của vua Gia Long. Mặc dù từng bị cháy vài lần trong chiến tranh nhưng sắc phong vẫn được người dân giữ gìn nguyên vẹn.

Thêm chuyện ly kỳ từ nghĩa địa cá Ông ở Phước Hải - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Văn Hời

“Lăng khang trang như ngày nay là nhờ ông Huỳnh Văn Hiện, ngư dân ở đây. 20 năm trước, trong một lần đi biển, ghe ông ấy gặp bão tưởng không còn ngày quay về, ai ngờ được Ông cứu sống, đưa vào bờ. Sau lần ấy, ông ấy về đi vận động bà con ngư dân góp tiền làm lại lăng”, ông Hời nói.
Thêm chuyện ly kỳ từ nghĩa địa cá Ông ở Phước Hải - Ảnh 7.
Thêm chuyện ly kỳ từ nghĩa địa cá Ông ở Phước Hải - Ảnh 8.

Bên ngoài khu nghĩa địa, hàng ngày có rất nhiều người đến thăm viếng

Theo phong tục, người đầu tiên phát hiện Ông lụy được coi là người con trai cả của Ông. Dù đang đánh bắt ở đâu, khi phát hiện Ông lụy, ngư dân cũng phải tìm cách đưa Ông vào bờ để làm đám tang. Khi đưa xác Ông vào bờ, chủ ghe phải báo cho Ban tế tự (Ban tổ chức Dinh Ông Nam Hải) và chính quyền địa phương để làm các thủ tục mai táng với nhiều nghi thức như tắm rửa, khâm liệm bằng khăn lụa đỏ trước khi an táng.


Người “con cả” phải “chịu tang” Ông, làm các nghi thức cúng 49, 100 ngày, giỗ đầu... Khoảng 3 năm sau khi chôn, Ban tế tự lăng và người “con cả” của Ông sẽ làm lễ cải táng, đưa cốt Ông vào Dinh thờ, lúc này người “con cả” mới được xả tang.

Ông Hời bảo, làng chài Phước Hải là nơi có số lượng Ông tìm về lụy nhiều nhất. Trung bình mỗi năm có vài chục "ông" lụy bờ. Người dân Phước Hải cho rằng, vùng biển này là quê hương chính của Ông nên cuối đời, Ông tìm về cố hương để gửi thân.

Thêm chuyện ly kỳ từ nghĩa địa cá Ông ở Phước Hải - Ảnh 9.
Bằng xác lập nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam
Thêm chuyện ly kỳ từ nghĩa địa cá Ông ở Phước Hải - Ảnh 10.
Thêm chuyện ly kỳ từ nghĩa địa cá Ông ở Phước Hải - Ảnh 11.

Ở hầu hết các tỉnh ven biển Việt Nam đều có đền thờ, nghĩa địa cá Ông

"Cá voi được ngư dân tôn kính gọi là cá Ông (không phải cá heo) là loài thú lớn nhất đại dương và cũng rất thông minh, thân thiện với con người. Với ngư dân sống bằng nghề đi biển, cá Ông luôn được xem là hiện thân của linh thiêng và may mắn", nhà nghiên cứu văn hoá Nam Bộ Nguyễn Thanh Lợi.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo