xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mừng và lo cho du lịch Việt Nam

VIỄN DƯƠNG

Việt Nam góp mặt trong tốp 15 nước tăng hạng nhiều nhất (8 hạng) trong bảng xếp hạng về du lịch năm 2017 của Diễn đàn Kinh tế thế giới

Tây Ban Nha, Pháp, Đức tiếp tục thống trị các hạng đầu của bảng xếp hạng trong Báo cáo Cạnh tranh du lịch 2017 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Tuy nhiên, theo báo cáo được công bố hồi tuần trước này, châu Á mới chính là ngôi sao sáng.

Việt Nam thuộc tốp tăng hạng nhiều nhất

Ngoài việc xếp hạng 136 quốc gia và vùng lãnh thổ, báo cáo chỉ ra du lịch chiếm tới 10% GDP toàn cầu trong năm 2017, tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ lĩnh vực nào. Tại châu Á, hầu hết quốc gia đều tăng hạng, như Nhật Bản (hạng 4 toàn cầu, lên 5 hạng), Trung Quốc (hạng 15, lên 2 hạng), Hàn Quốc (hạng 19, lên 10 hạng), Ấn Độ (hạng 40, lên 12 hạng)... Đáng lưu ý, 12 trong số 15 nước tăng hạng nhiều nhất là các thị trường mới nổi.

Đặc biệt, Việt Nam góp mặt trong tốp 15 nước "nhảy" hạng nhiều nhất. Tăng tới 8 hạng trong bảng xếp hạng năm 2017, Việt Nam xếp thứ 67 toàn cầu với điểm trung bình các tiêu chí là 3,8. WEF chỉ ra động lực chính giúp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch nằm ở các tiêu chí phong cảnh tự nhiên (hạng 34), nguồn lực văn hóa (hạng 30) và giá cả cạnh tranh (hạng 35). Theo báo cáo, Việt Nam tiến bộ ấn tượng ở các tiêu chí: nguồn nhân lực và thị trường lao động (hạng 37, lên 18 hạng), năng lực công nghệ thông tin (hạng 80, lên 17 hạng), an toàn (hạng 57)... Riêng về công nghệ thông tin, các tác giả báo cáo lưu ý hiện hơn 94% lãnh thổ Việt Nam được phủ sóng 3G và tỉ lệ sử dụng internet cá nhân tăng từ 44% lên 53%. Các tìm kiếm trên mạng liên quan đến du lịch tự nhiên ở Việt Nam đang tăng trong khi kinh tế phát triển cũng góp phần thúc đẩy loại hình du lịch đi kèm công tác.

Đánh giá của WEF phần nào nhấn mạnh nghiên cứu trước đó của Hội đồng Du lịch thế giới (WTTC), trong đó dự báo Việt Nam nằm trong số 10 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất trong giai đoạn 2016-2026. Chín nước còn lại gồm Ấn Độ, Angola, Uganda, Brunei, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar, Oman và Mozambique.

Mừng và lo cho du lịch Việt Nam - Ảnh 1.

Du khách nước ngoài tại Hà Nội Ảnh: REUTERS

Còn nhiều việc phải làm

Với gần 280 triệu du khách quốc tế trong năm 2015, châu Á - Thái Bình Dương chỉ kém châu Âu về thị trường du lịch. Theo WTTC, doanh thu từ du lịch ở khu vực này sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới, đạt mức gần 1.200 tỉ USD vào năm 2026 so với con số 650 tỉ USD hiện nay.

Những ưu điểm chính của châu Á, theo báo cáo của WEF, là cởi mở với quốc tế (như tạo các khu vực miễn thị thực), giá cả cạnh tranh, công nghệ thông tin phát triển, nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao và các chính sách ưu tiên hỗ trợ của chính phủ các nước. Bên cạnh lợi thế, bà Tiffany Misrahi - quan chức WEF - nêu lên những điểm mà châu Á cần khắc phục: "Đa số các nước cần tăng cường an ninh, đẩy mạnh quảng bá di sản văn hóa thay vì phụ thuộc vào phong cảnh thiên nhiên, xây dựng hạ tầng và cải thiện chính sách thị thực". Một hạn chế khác mà WEF lo ngại là tính bền vững của môi trường.

Đông Bắc Á, khu vực phát triển nhất của châu Á, được đánh giá rất cao về nhiều mặt, từ an toàn, bảo đảm vệ sinh đến hạ tầng và công nghệ thông tin đẳng cấp thế giới, giàu có cả về tự nhiên và văn hóa... Nhược điểm của các nước này là chi tiêu đắt đỏ. Chỉ cần đảo ngược các ưu - nhược điểm của Đông Bắc Á sẽ ra tình hình ở Đông Nam Á. Các nước ASEAN bị "chê" nhiều về khoảng cách quá lớn trong các lĩnh vực hạ tầng (hàng không, đường bộ và dịch vụ du lịch) và công nghệ thông tin bởi Singapore (hạng 13 toàn cầu), Malaysia (hạng 26), Thái Lan (hạng 34) vượt trội hẳn so với các láng giềng còn lại. Vấn đề an ninh cũng là điểm nóng ở Đông Nam Á, đặc biệt ở miền Nam Thái Lan và miền Nam Philippines.

Riêng Việt Nam, WEF lưu ý nên tập trung cải thiện các vấn đề: tính bền vững của môi trường (xếp hạng 129 trong báo cáo năm 2017), luật lệ lỏng lẻ (hạng 115), xả thải nhiều (hạng 128), phá rừng (hạng 103) và xử lý nước còn yếu kém (hạng 107).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo