xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa chính quyền đến gần dân hơn

PHẠM HỒNG PHƯỚC

Năm 2025 đánh dấu một cuộc cách mạng về cải cách hành chính công ở Việt Nam.

Không chỉ sắp xếp, tổ chức lại hệ thống quản lý Nhà nước theo hướng tinh gọn, tăng hiệu năng, hiệu quả, nước ta còn tiến hành sáp nhập các tỉnh, thành nhằm mở rộng không gian phát triển và giải quyết tận căn cơ vấn nạn bộ máy quản lý Nhà nước cồng kềnh.

Tại cuộc gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) ở Đà Nẵng chiều 28-3, khi nói về chủ trương cơ cấu lại bộ máy tổ chức hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Cơ cấu tổ chức này hướng đến mục tiêu chính quyền, cán bộ gần dân hơn, sát dân hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn. Chính quyền phải chủ động tiếp cận với người dân, thay vì nhân dân phải tới chính quyền. Từ đó tạo ra không gian phát triển kinh tế - xã hội từng khu vực, vùng để đất nước ta sớm được phồn vinh".

Chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số có đặc tính là không bị hạn chế, ngăn trở bởi không gian và thời gian. Chưa bao giờ mà thông tin liên lạc và kết nối được mở rộng khắp và phổ dụng như hiện nay. Vấn đề còn lại là cách cơ quan chức năng tư duy và triển khai như thế nào. Trong những năm qua, chúng ta nỗ lực mở rộng kết nối giữa Nhà nước và người dân. Đáng chú ý là các cơ quan Nhà nước đã biết tận dụng các ưu thế của các loại hình mạng xã hội để tiếp cận người dân. Bây giờ là giai đoạn đưa các dịch vụ hành chính công, dịch vụ số đến từng người dân.

Thông qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID, các ứng dụng công dân số của các địa phương, các cổng dịch vụ công từ quốc gia, bộ, ngành tới địa phương, giờ đây, người dân đã có thể thực hiện nhiều dịch vụ, thủ tục hành chính công trên môi trường trực tuyến vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu có kết nối internet.

Đáng chú ý là từ đầu năm 2025, mô hình đại lý dịch vụ công đã được TP Hà Nội khởi xướng. Kể từ tháng 3, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội đã phê duyệt, đưa vào hoạt động 244 đại lý dịch vụ hành chính công hợp tác với các doanh nghiệp (DN) lớn, có uy tín, hoàn toàn không sử dụng ngân sách Nhà nước. Thay vì phải trực tiếp đến các cơ quan Nhà nước, người dân, DN có thể tới cửa hàng của các DN để thực hiện những thủ tục thiết yếu như: cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID; cấp lại giấy phép lái xe; khai sinh; khai tử; xác nhận tình trạng hôn nhân; các thủ tục liên quan đến hộ kinh doanh. Mô hình này là hình thức xã hội hóa dịch vụ hành chính công, vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân khi được phục vụ một cách thuận lợi nhất vừa tận dụng được mạng lưới dịch vụ rộng khắp của các DN, vừa giảm tải cho các công sở vừa không tiêu tốn ngân sách Nhà nước.

Chắc chắn trong thời gian tới, với chủ trương, sách lược đúng đắn của Đảng và Nhà nước, các địa phương sẽ có thêm nhiều mô hình sáng tạo trong việc đưa bộ máy quản lý Nhà nước tới gần dân hơn và giúp người dân dễ dàng tiếp cận với chính quyền. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo