xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để người già cô đơn

Bình An

Điều người già mong muốn là con cháu có thời gian trò chuyện, hỏi han và lắng nghe những ý kiến của họ

Nhìn những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt, đôi mắt đong đầy trải nghiệm và mái tóc bạc phơ, không ít người trẻ nghĩ rằng, người già không cần gì nhiều ngoài nghỉ ngơi. Nhưng sự thật lại khác. Người già nào cũng có những mong ước riêng.

Được quan tâm và thấu hiểu

Ông Nguyễn Văn Minh (75 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP HCM) tâm sự: "Tôi không cần con cái phải cho tiền hay quà cáp gì, chỉ mong chúng dành thời gian ngồi với tôi, hỏi han vài câu hay cùng ăn bữa cơm".

Câu nói ấy dường như gói gọn tâm tư của rất nhiều người già. Khi còn trẻ, họ bận rộn lo lắng cho con, không màng đến những nhu cầu cá nhân. Nhưng khi con cái trưởng thành, có gia đình riêng, người già lại cảm thấy cô đơn. Đó là lý do họ chỉ mong nhận được sự quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu từ con cháu.

Chị Thu Thảo (40 tuổi, ngụ quận 7, TP HCM) kể từng bị bố mẹ trách vì cứ về nhà là cắm mặt vào điện thoại. 

"Tôi không nhận ra bố mẹ cần một câu hỏi thăm, một cái nắm tay, hay một buổi chiều ngồi nghe bố mẹ kể chuyện xưa đã là món quà vô giá đối với họ. Cho đến khi nghe mẹ nói: "Mẹ ngồi đây nhưng có cảm giác như không ai nhìn thấy mẹ". Câu nói đó khiến tôi giật mình, hối hận".

Không ít người già cảm thấy tổn thương vì bị con cháu coi là "người ngoài cuộc" khi mà các quyết định của con, từ việc mua nhà, đổi xe đến dạy các cháu, họ bị gạt ra ngoài. 

"Có những lần con tôi bàn chuyện mua xe, mua đất, sửa nhà…, tôi ngồi ngay đó mà chẳng ai hỏi ý kiến gì. Cảm giác lúc đó như mình vô hình, thật khó chịu" - ông Phạm Văn Cường (70 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) - chia sẻ. Theo ông Cường, điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng người già, khiến họ có cảm giác bị tước đi quyền làm chủ cuộc sống. Họ chỉ mong được tham gia vào các quyết định gia đình, bởi họ có kinh nghiệm, muốn thấy mình còn có ích.

Minh họa AI: Vy Thư

Minh họa AI: Vy Thư

Điều ước giản đơn

Sức khỏe là món quà vô giá, đặc biệt với người già, đó là "vốn liếng" cuối cùng họ còn giữ lại. Bà Lê Thị Hoa (80 tuổi, sống tại Đồng Nai) tâm sự: "Già rồi, chỉ mong chân đừng đau, mắt đừng mờ, tai đừng điếc. Chứ bị bệnh tật nằm một chỗ thì khổ mình, khổ cả con cháu".

Lo lắng của bà Hoa không phải là cá biệt. Như bà Nguyễn Thị Hạnh (72 tuổi, ngụ quận 3), để không trở thành gánh nặng cho con cháu, ngày nào bà cũng tập thể dục, đi bộ 30 phút quanh xóm. Đôi lúc đau khớp nhưng vẫn cố gắng vì không muốn con cháu phải vất vả chăm sóc. 

Những mong muốn về sức khỏe không chỉ dừng lại ở việc không bị bệnh, mà còn là khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày. Tự đi chợ, nấu ăn, chăm sóc bản thân là những điều mà người già coi là "quyền tự chủ" của mình. 

"Con cái sợ mẹ vất vả, sợ mẹ ra đường nguy hiểm nên không cho làm gì. Tôi tự biết sức khỏe mình ra sao, làm được những gì, khi nào không đi lại được thì sẽ cần đến các con" - bà Hạnh nói.

Bà Trần Thị Thu (81 tuổi, ngụ Bến Lức, Long An) thì đem đến một câu chuyện khác. Bà kể các con muốn bà bán nhà lên thành phố ở cùng vợ chồng con trai lớn và gần gia đình con út vì họ đều bận công việc, ít có thời gian về quê trong khi tuổi bà ngày một cao. Bà nhất quyết không chịu vì cho rằng điều đó khiến bà "mất quyền kiểm soát cuộc đời mình". 

Bà lý giải: "Tiền của cha mẹ là tiền của con cái nhưng tiền của con cái chưa bao giờ là tiền của cha mẹ. Các con muốn tôi bán nhà để về ở chung, nhưng tôi không đồng ý. Sống trong chính ngôi nhà của chính mình mới thấy yên bình và an toàn. Hơn nữa, ở đây tôi có hàng xóm, bà con, còn về nhà con thì chẳng quen ai".

Có thể thấy người già không mong muốn những điều xa vời. Điều họ cần là con cháu có thời gian trò chuyện, hỏi han và lắng nghe những chia sẻ của họ hay đơn giản chỉ là cùng ăn cơm, cùng xem tivi. Ngoài ra, họ cần được tôn trọng quyền tự do, quyền riêng tư. Hãy lắng nghe những ý kiến của họ trong các quyết định gia đình, đừng buộc họ phải sống theo ý của con cháu. 

Đừng để những người từng vất vả cả đời vì chúng ta phải cô đơn và lặng lẽ trong chính ngôi nhà của mình. Bởi một ngày nào đó, chúng ta cũng sẽ đến lúc mong ước những điều tương tự.

Sống có ích

Có những người không muốn ngồi yên chờ tuổi già đến. Họ tham gia các hoạt động xã hội, thiện nguyện, giảng dạy, hoặc các lớp học kỹ năng. 

Như ông Nguyễn Thành Nam (72 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) hào hứng nói: "Trước đây, tôi không biết sử dụng điện thoại thông minh, con cháu gửi ảnh mà không mở được. 

Tôi đăng ký tham gia một lớp tin học dành cho người lớn tuổi, giờ thì đã biết cách gọi video, nhắn tin, tham gia nhóm chat gia đình, tạo nhóm sinh hoạt trên zalo để trao đổi công việc từ thiện với nhóm bạn… Với tôi, đến tuổi này mà còn được học tập và cống hiến cho cộng đồng thì bản thân vẫn còn hữu ích".


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo