xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhớ tết quê mình

Ngọc Ẩn

(CPN)- Tháng mười hai, người người rôm rả chuẩn bị ăn tất niên để đón năm mới. Thế là chuẩn bị trang trí nhà cửa, sơn phết lại trông mới mẻ. Tôi còn nhớ như in những cái tết quê. Có cái gì đó làm những người con nơi đây đi xa nhớ mãi.

Còn nhớ những buổi lau chùi bàn ghế, cái nào cũ thì mang đánh bóng cho mới. Mền mùng phải giặt, xả nước xả cho thơm, phơi cho đặng nắng. Đón năm mới nên mọi thứ phải chu tất từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Mẹ dặn: “phải chuẩn bị chu đáo để năm mới làm ăn khấm khá, bếp núc phải sạch sẽ từ hủ muối, hủ đường… và phải đầy thể hiện sự sung túc, đầy đủ”.

Cả nhà cùng làm bánh đón tết

Cả nhà cùng làm bánh đón tết

Tôi nhớ từ khi tôi còn bé, vào dịp tết mẹ hay làm mứt, bánh để đãi khách. Nhớ những chiều của những ngày cuối năm đi rọc lá chuối cho mẹ làm bánh tét, để cúng bàn thờ ông bà. Cái hương vị nếp, thịt heo, đậu được gói trong tờ lá chuối ngon vô cùng. Màu bánh xanh hấp dẫn nhìn là muốn thử ngay. Ăn bánh mà kèm thêm một ít củ cải ngâm nước mắm đường hay một ít kiệu và tôm khô thì còn gì tuyệt vời bằng. Mẹ thường gói nhiều để cho bà con mỗi người một ít làm quà: “mình ăn hết, người ta ăn còn. Có qua có lại mà con”.

Nào là những buổi đánh trứng nướng bánh bông lan. Ngày trước muốn làm bánh bông lan phải tự tay đánh trứng chứ không như bây giờ đánh trứng bằng máy một chút là xong. Lúc đó, tôi tầm tám, chín tuổi thường hay tụ tập lại ở trước sân, trải chiếu rồi cùng bốn năm đứa cùng xóm hì hục chuyền tay nhau đánh trứng. Đứa này mỏi tay thì tới đứa kia, mẹ thì ngồi nướng. Màu vàng của bánh bông lan khi chín lấy ra từ khuôn thật đẹp, màu vàng rực, thơm mùi trứng đặc trưng. Lúc ấy, đứa nào láu táu háu ăn đưa nguyên cái vào miệng bỏng cả lưỡi là cả đám xúm lại cười.

Tuổi thơ tôi gắn liền với những điều bình dị, ấm áp lạ thường. Người quê tôi có thói quen, dần như một thông lệ, cứ tết là tước lá mai cho trổ kịp tết. Mỗi nhà đều trồng mai, theo quan niệm: cây mai mang may mắn, tài lộc và hơn hết có mai nở là báo hiệu mùa xuân”. Có lần, mai không trổ kịp tết thế là phải ra tận chợ mua một bọc mai giả về gắn vào cây mai thiệt cho có không khí tết nhất. Quê tôi là thế, người dân thật thà, yêu quý cái truyền thống, tập tục ông bà hết mực.

Cứ khoảng bước sang đầu tháng mười hai, trẻ con trong xóm cứ đòi sắm quần áo mới. Khi bé, tôi thường đôn đốc mẹ sắm đồ tết, có khi sắm ít hơn nhỏ kế bên nhà là không chịu. Bây giờ lớn rồi không thế nữa, mà lại suy ngẫm: “làm cha mẹ chỉ kiếm tiền lo cho con, con đòi là phải cật lực làm để chiều”. Giờ nghĩ lại sao lúc đó mình vô tư thế, chỉ biết thích được sắm đồ tết chứ chưa bao giờ nghĩ là cha mẹ cũng cần có bộ đồ mới.

img

Thời buổi kinh tế khó khăn, chật vật, làm nông không có dư giả như trước, chi tiêu dè xẻn, đám tiệc, ốm đau… nhưng ở quê ăn tết này nhiều người vẫn cố mua sắm tươm tất cho “3 ngày tết”. Thương lắm mùa tết quê tôi!

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo