xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phim ngập cảnh sex “365 Days” bị chỉ trích dữ dội

Minh Khuê (Theo Daily Mail)

(NLĐO) – Không chỉ bị chê về chất lượng, phim “365 Days” (tựa gốc: 365 DNI) chiếu trên Netflix bị một nhóm nữ quyền chỉ trích rằng tác phẩm này đang dùng sự lãng mạn để bình thường hóa lạm dụng tình dục, cổ vũ bạo lực giới.

Pro Empower - một tổ chức nữ quyền, đã gửi bức thư ngỏ dài 3 trang đến Netflix để chỉ trích phim "365 Days" và kêu gọi Netflix nên thêm phần cảnh báo nội dung trước khi để khán giả xem các phim này.

"Thư ngỏ này nêu bật sự nguy hiểm của phim "365 Days" trên nền tảng trực tuyến của các bạn. Chúng tôi khuyên các bạn nên đưa ra cảnh báo đầy đủ về phim cũng như cách lãng mạn hóa lạm dụng tình dục, bạo lực nam giới, bình thường chuyện cưỡng hiếp, kiểm soát cưỡng chế đầy độc hại. Chúng tôi hy vọng các bạn nghĩ đến chuyện sẽ xóa bỏ hoàn toàn phim" - Pro Empower viết trên trang mạng xã hội Twitter.

Phim ngập cảnh sex “365 Days” bị chỉ trích dữ dội - Ảnh 1.

Phim "365 Days" nhận nhiều chỉ trích

Phim ngập cảnh sex “365 Days” bị chỉ trích dữ dội - Ảnh 2.

Phim bị cho là lãng mạn hóa lạm dụng tình dục, bình thường hóa nạn hiếp dâm

Phim "365 Days" là tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết của Blanka Lipinska, những ngày qua đã nhận "gạch đá" chỉ trích là thảm họa điện ảnh. Nội dung phim kể về nữ doanh nhân thành đạt, thông minh, xinh đẹp Laura Biel bị trùm mafia điển trai Massimo Torricelli si mê cô nên bắt cóc. Massimo Torricelli buộc Laura Biel ở bên cạnh anh ta 365 ngày với lời hứa nếu không yêu sẽ để cô ra đi. Sau đó, phim ngập tràn cảnh sex giữa hai nhân vật với cả những cảnh bạo lực tình dục. Dù bị hành hạ, Laura Biel về sau lại nảy sinh tình yêu lãng mạn với Massimo Torricelli.

Phim bị chỉ trích cổ súy hội chứng Stockholm và bạo lực tình dục. Ngoài những cảnh sex trần trụi, phim có đường dây kịch bản hời hợt, vô số phi lý, nhất là chuyển biến nội tâm nhân vật. Thậm chí, nhiều người nhận định phim như "phiên bản lỗi", thảm họa của tác phẩm từng gây tranh cãi khác là "50 sắc thái".

Ngoài "365 Days", loạt phim White Lines cũng bị chỉ trích ở những phần bạo lực, tình dục. Khán giả Anna Fearon, 28 tuổi, đến từ London, cho rằng chi tiết nhân vật nam vòng tay qua cổ của bạn gái trong bể bơi là hình ảnh cổ súy bạo lực nam giới.

Anna Fearon nhấn mạnh tấn công tình dục là sự "hủy hoại tâm hồn". Hành vi phạm tội này không nên được xoa dịu bởi những bộ phim bình thường hóa vấn nạn tấn công, lạm dụng tình dục hoặc cổ súy bạo lực nam giới bằng tình yêu lãng mạn. Bộ phim gửi thông điệp sai trái rằng đàn ông được phép gây nỗi đau cho phụ nữ.

Những nạn nhân của lạm dụng tình dục, bạo lực tình dục cũng lên án bộ phim. Phía Netflix chưa bình luận gì về vụ việc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo