Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trong một hội nghị về dinh dưỡng tại TP HCM vừa qua.
Theo Thứ trưởng Tuyên, các chỉ tiêu liên quan đến cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, khống chế thừa cân béo phì ở người trưởng thành trong chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2011-2020 vẫn chưa đạt được.
Kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 cho thấy, tỷ lệ thừa cân béo phì đã tăng 10,5% từ năm 2010 đến 2020. Trong đó, tỷ lệ thừa cân béo phì ở thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.
Cảnh báo tình trạng thừa cân, béo phì tăng cao ở lứa tuổi học sinh. (Ảnh: NLĐO)
"Trẻ lứa tuổi học đường đang mang gánh nặng kép về suy dinh dưỡng thấp còi và thừa cân, béo phì. Tỷ lệ thừa cân, béo phì có xu hướng tăng nhanh hơn ở thành thị. Việc này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, quá trình phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em" - ông Tuyên cho hay.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một trong những lý do dẫn đến tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng cao tại thành thị là ở các trường học lượng nước ngọt và thức ăn nhanh được học sinh tiêu thụ nhiều hơn ở nông thôn.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý ở trẻ em, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, như tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa...
Bình luận (0)