xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chỉ chọn thí sinh dưới sàn?

Bài và ảnh: YẾN ANH

Đến thời điểm này, việc 4 trường ĐH ngoài công lập có được tuyển sinh riêng hay không vẫn gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nhiều khả năng việc xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ khó trở thành hiện thực

Sau khi Bộ GD-ĐT tổ chức lấy ý kiến về đề án tuyển sinh riêng, lãnh đạo nhiều trường ĐH, CĐ trên cả nước đã có ý kiến phản hồi và phần đông đều cho rằng giáo dục phổ thông còn quá nhiều hạn chế.

Chỉ là điều kiện cần

Là một trong những người ủng hộ quan điểm xét tuyển dựa trên kết quả 3 năm THPT cũng như thi tốt nghiệp THPT, GS-TS Nguyễn Văn Hữu, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Đông Á, Bắc Ninh, cho rằng việc xét tuyển này tránh cho xã hội sự tốn kém, đồng thời giảm áp lực thi cử cho các thí sinh. TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, cũng cho rằng phương án xét tuyển này cũng có những điểm tích cực. Thực tế, mục tiêu xét tuyển ĐH là để chọn được những người có tính chất phù hợp học ĐH chứ không phải kiểm tra việc nắm bắt kiến thức phổ thông của học sinh như thế nào.

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay khiến rất nhiều người lo lắng khi tỉ lệ tốt nghiệp thường xuyên ở mức 95%-99%. GS Võ Như Tiến, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng), thẳng thắn: Việc xét tuyển riêng căn cứ vào kết quả học và thi tốt nghiệp THPT là không hợp lý vì quá trình sàng lọc chất lượng học sinh phổ thông hiện nay giống như một “đường ống thẳng tuột”, không bảo đảm chất lượng đào tạo. Một chuyên gia tuyển sinh của ĐH Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay mới chỉ đạt mức hoàn thiện chương trình phổ thông chứ chưa thể dùng để xét tuyển ĐH, CĐ.
img
Thí sinh thi vào ĐH, CĐ năm 2012
 
Trong khi đó, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, PGS-TS Lê Hữu Lập, nhấn mạnh nếu chỉ quan tâm đến việc tuyển cho đủ chỉ tiêu thì phương án xét tuyển này sẽ giúp các trường cải thiện đầu vào nhưng nếu quan tâm đến yếu tố chất lượng thì chính sách này lại làm khó cho các trường vì chỉ chọn được những thí sinh dưới sàn. Dư luận bấy lâu băn khoăn về chất lượng đào tạo của nhiều trường ngoài công lập, nếu giờ xét tuyển dễ dãi như  vậy, liệu các nhà tuyển dụng có chấp nhận sản phẩm đầu ra của các trường? Và nếu như các cử nhân bị từ chối thì thực sự sẽ là sự lãng phí rất lớn của xã hội cũng như người học.

Chính GS-TS Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng cho rằng tốt nghiệp THPT là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện tối thiểu đủ để học sinh có thể học tập được ở bậc ĐH, CĐ. Vì thế, để chọn được thí sinh phù hợp, các trường phải dựa vào những kỳ thi có độ tin cậy, có khả năng phân loại thí sinh cao hơn. Ngay cả những nước có nền giáo dục phổ thông rất tốt như Pháp thì việc tuyển sinh vào các trường đẳng cấp cao vẫn phải qua kỳ thi và đây thực sự là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa những thí sinh xuất sắc đã qua 2 năm dự bị sau khi tốt nghiệp tú tài.

Không nên đốt cháy giai đoạn

Nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển đã áp dụng việc xét tuyển vào ĐH từ khá lâu, tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, việc tuyển sinh này được thực hiện trên chuẩn khá tốt ở bậc phổ thông. Ông Bùi Văn Ga cho rằng với điều kiện học sinh ở bậc phổ thông được sàng lọc tốt, được tuyển chọn ngay từ sau THCS, công tác thi cử, kiểm tra đánh giá ở các trường nghiêm túc thì hoàn toàn có thể dùng kết quả phổ thông xét tuyển vào ĐH. Lúc ấy, THPT được xem như giai đoạn chuẩn bị để học sinh vào ĐH, CĐ và sự phân luồng sau THCS phải rất tốt.
 
Thế nhưng hiện nay, tỉ lệ học sinh sau THCS vào hệ nghề nghiệp rất thấp, hầu hết đều học THPT. Ông Ga cho hay mục tiêu mà ngành giáo dục đề ra là đến năm 2020, có 30% học sinh sau THCS vào các hệ nghề nghiệp, nếu đạt được mục tiêu này, các trường THPT có điều kiện nâng cao chất lượng, chuẩn bị tốt cho học sinh vào ĐH, CĐ sau khi tốt nghiệp. Cũng đồng tình với quan điểm này, TS Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Đông Đô, Hà Nội, cho rằng một khi bảo đảm  được chất lượng phổ thông mới tính đến việc xét tuyển. Ít nhất 10-12 năm nữa mới thực hiện được phương án này, không nên quá gấp gáp, đốt cháy giai đoạn mà ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Theo định hướng của Bộ GD-ĐT, từ nay đến năm 2015, về cơ bản vẫn giữ giải pháp “ba chung” với những thay đổi có tính kỹ thuật. (Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo