xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có cứu nổi trường ngoài công lập?

YẾN ANH ghi

Vẫn chưa thể bỏ điểm sàn nhưng trường có quyền lập phương án tuyển sinh riêng, thi hoặc xét tuyển, miễn sao phải bảo đảm chất lượng đào tạo

Sau khi Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL) có bản kiến nghị khẩn cấp gửi Thủ tướng về nguy cơ tan rã của các trường này, ngày 5-3, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã có buổi làm việc với lãnh đạo hiệp hội. Chiều 5-3, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có cuộc trao đổi thông tin với báo chí.
 
img
Trong giờ học của sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
Ảnh: TẤN THẠNH

* Trong cuộc họp đó, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ NCL đã đề xuất những gì?

- Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Chúng tôi đã trao đổi thẳng thắn 2 hai vấn đề lớn. Một là hỗ trợ như thế nào để các trường NCL tuyển được sinh viên; hai là cơ chế chính sách giúp các trường phát triển. Báo cáo của hiệp hội cho biết những năm gần đây, các trường tuyển sinh gặp nhiều khó khăn; năm 2012 nhiều trường đạt mức độ thấp, có nguy cơ dừng hoạt động, tài chính yếu.

Các thành viên hiệp hội đề xuất các phương án như nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và ĐH, bộ tổ chức tốt thi tốt nghiệp, nghiêm túc để xét vào ĐH mà không cần phải thi. Ý kiến khác cho rằng cơ chế điểm sàn không hợp lý, dẫn tới không đủ nguồn tuyển. Vì thế, kiến nghị nên bỏ điểm sàn hoặc điểm sàn ở nhiều mức độ khác nhau ở các tốp trường tương ứng, theo khu vực và ngành nghề. Một phương án nữa là giao các trường xây dựng phương án tuyển sinh riêng, không tổ chức thi  mà xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.

* Vậy quan điểm của bộ như thế nào, thưa ông?

- Trên tinh thần Luật Giáo dục, chúng tôi ủng hộ các trường xây dựng phương án tuyển sinh riêng. Họ có thể thi, xét tuyển hoặc kết hợp cả hai cách này, miễn sao cho thuyết phục,  bảo đảm công bằng, làm thế nào xã hội giám sát được, yên tâm về chất lượng đào tạo.

Về ý kiến cho xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, chúng tôi lưu ý rằng các trường khối năng khiếu mới chỉ xét tuyển kết quả môn văn mà dư luận đã có nhiều ý kiến chưa thực sự đồng tình. Nếu xét tuyển nhiều môn, cần phải lường trước dư luận đánh giá chất lượng của học sinh vào theo diện này.

Chúng tôi cũng cho rằng chưa nên ghép 2 kỳ thi làm 1 vì tính chất của nó khác nhau, cần phải có bước chuẩn bị nghiên cứu thận trọng, trong khi Hiệp hội Các trường NCL đề nghị áp dụng ngay từ năm 2013 nhưng chúng tôi khẳng định là chưa được. Từ nay đến năm 2015 vẫn tuyển sinh theo phương án “ba chung”. Bộ và các trường sẽ có nhiều phương án để cùng nghiên cứu, bảo đảm công bằng, tránh phức tạp và căng thẳng.

Có thể sau năm 2015, chất lượng phổ thông và thi tốt nghiệp THPT được cải thiện, sách giáo khoa đã đổi mới thì một số trường sẽ có thể xét tuyển. Việc thi tuyển sẽ áp dụng với các trường tốp trên.

* Vậy có cách nào để các trường NCL không bị bế tắc trong mùa tuyển sinh năm nay, năm sau?

-  Nếu cho các trường NCL cơ chế tuyển sinh riêng chắc chắn sẽ có sự phân biệt của xã hội. Với cơ thế đặc thù tuyển sinh dễ dãi, các trường NCL chỉ giải quyết đầu vào được một vài năm, đầu ra không được xã hội thừa nhận thì việc tuyển sinh còn trầm trọng, bế tắc hơn. Thực tế có nhiều trường tuyển sinh không khó, thậm chí còn dễ hơn cả trường công lập, đó là những trường có sự đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, được người học tín nhiệm. 

* Rất nhiều trường cho rằng chính vì cơ chế điểm sàn hiện nay mà các trường công tuyển hết thí sinh của trường NCL. Bộ có thấy  điều này?

- Đúng là mặc dù đã tính toán điểm sàn dôi dư lớn nhưng chúng tôi không tính toán được chính xác sự dịch chuyển của thí sinh và các trường gặp khó khăn. Bộ đã thấy điều này và  sẽ xây dựng điểm sàn năm nay làm sao các trường và địa phương đủ nguồn tuyển.

* Nguyên tắc xác định điểm sàn năm nay như thế nào?

- Bảo đảm ngưỡng tối thiểu để học sinh có thể học được ĐH, CĐ, không tính đủ theo chỉ tiêu mà lớn hơn chỉ tiêu nhiều. Chất lượng phải đầu tiên, sau đó mới tính đến chỉ tiêu. Căn cứ vào kết quả thi sẽ có những phân tích và tổng hợp nhưng không cứng nhắc như những năm trước.

Chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến cần phải có nhiều mức điểm sàn khác nhau. Quan điểm của bộ là chưa có nghị định phân tầng ĐH nên chưa thể buộc các trường lấy điểm tuyển sinh bao nhiêu cho vừa. Hiện bộ đang xây dựng nghị định phân tầng và xếp hạng ĐH, khi đó sẽ có cơ chế.

* Với tình hình hiện nay, chắc chắn sẽ có những trường NCL phải giải thể. Liệu bộ có cứu các trường này?

- Nguyên tắc phải  bảo đảm chất lượng, không thể hy sinh chất lượng. Tổng số thí sinh dự thi ĐH, CĐ hằng năm là khoảng 1,2 triệu em, trong đó có 900.000 thí sinh là học sinh mới tốt nghiệp THPT và 300.000 thí sinh thi lại hoặc vãng lai. Trong khi đó chỉ tiêu tuyển mới ĐH, CĐ là 550.000, còn lại trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp. Thay đổi cách tính điểm, phương án tuyển sinh mới… để giúp các trường có thêm nguồn tuyển chỉ là biện pháp trước mắt. Để có thể thu hút được sinh viên, về lâu dài các trường NCL chỉ còn cách nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo. Chất lượng phải là ưu tiên số 1.
 

Sẽ giảm các trường ĐH, CĐ

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Bộ GD-ĐT đang nghiên cứu quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ, chắc chắn số trường sẽ giảm đi so với hiện nay. Sẽ không có chuyện lập thêm trường ở những TP lớn mà chỉ mở thêm trường ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Để bảo đảm chất lượng đào tạo thì không thể thành lập trường ồ ạt, ngay chính Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ NCL cũng muốn sáp nhập một số trường để tăng sức mạnh của mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo