xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ĐH ngoài công lập phản ứng

HUY LÂN - THÙY VINH

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT ngày 5-3 làm việc với Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập nhằm “giải cứu” các trường ĐH, CĐ ngoài công lập nhưng bất thành

Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL) đề nghị bỏ hình thức thi “ba chung” hoặc chí ít là bỏ quy định về điểm sàn. Tuy nhiên, giải pháp để giải cứu trường ĐH, CĐ NCL vẫn chưa được bộ nhất trí.

Quyền được xét tuyển, thi tuyển

Trước đề nghị của Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ NCL, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng nếu các trường NCL có cơ chế tuyển sinh riêng thì chắc chắn sẽ có sự phân biệt trong xã hội. Và với cơ chế tuyển sinh dễ dãi, các trường NCL chỉ giải quyết được đầu vào một vài năm, đầu ra không được xã hội thừa nhận thì việc tuyển sinh còn bế tắc hơn. Từ nay đến năm 2015, tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn thực hiện theo phương án “ba chung”.

Nhân danh chất lượng để từ chối bỏ điểm sàn của bộ bị các trường NCL phản ứng dữ dội. GS-TS Đào Văn Lượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, cho rằng lập luận về chất lượng đầu vào của bộ là không phù hợp bởi về nguyên tắc, học sinh tốt nghiệp THPT đều có thể vào học ĐH, CĐ. Chất lượng đầu vào không hoàn toàn phụ thuộc chất lượng đầu ra mà phần lớn phụ thuộc vào quá trình đào tạo ở trường. Do vậy, chất lượng đầu ra của sinh viên phải do các trường tự lo, bộ chỉ nên quản đầu ra.

img
Sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM trong giờ thí nghiệm. Ảnh: TẤN THẠNH

Một đại diện đến từ Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) cho rằng thông thường, từ điểm sàn đến điểm chuẩn đều có khoảng cách. Tuy nhiên, năm vừa qua, nhiều trường ĐH công lập năm lần bảy lượt hạ điểm chuẩn để tuyển sinh. Điều này gây khó cho trường NCL. Các trường ĐH, CĐ dù công hay tư đều phải cạnh tranh nhau để tồn tại. Vì vậy, bộ cần tạo môi trường bình đẳng để các trường cạnh tranh.

Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng với hoàn cảnh hiện nay, khó có thể bỏ kỳ thi “ba chung” và khó phá điểm sàn ngay được. Tuy nhiên, điểm sàn cần được cân nhắc hợp lý, bảo đảm chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Một số ý kiến cũng cho rằng điểm sàn chỉ là một khâu trong tuyển sinh và việc tăng/giảm điểm sàn không đồng nghĩa với tăng/giảm chất lượng đào tạo. Vấn đề là các trường phải tăng cường việc tự chịu trách nhiệm trong vấn đề tuyển sinh và đào tạo của chính mình. Theo TS Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, các trường cần được bảo đảm thực hiện đúng Luật Giáo dục ĐH như được quyền xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp cả hai phương án.

Bộ phải chịu trách nhiệm!

Hai mươi năm sau khi trường ĐH NCL đầu tiên được thành lập, đến nay, cả nước có 81 trường ĐH, CĐ NCL. Sự dễ dãi trong cấp phép thành lập trường ĐH, CĐ và quy mô tuyển sinh tăng vọt qua từng năm dẫn đến khủng hoảng trong tuyển sinh, đặc biệt khi bộ còn quy định điểm sàn. 

TS Nguyễn Văn Phúc, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Miền Đông, cho rằng trường ĐH NCL chịu thiệt thòi khi bị ràng buộc bởi điểm sàn. Theo TS Phúc, các trường công lập được Nhà nước hỗ trợ về mọi mặt, còn trường tư phải “tự sống” nhưng trong việc tuyển sinh lại phải theo “ba chung” nên hết sức khó khăn trong việc tuyển sinh, bởi cùng điểm sàn thì thí sinh sẽ ưu tiên vào trường công trước. Theo TS Nguyễn Văn Phúc, các trường ĐH công lập cần trải qua cuộc tuyển sinh quy mô quốc gia, còn trường ĐH NCL cũng như các ĐH vốn nước ngoài tại Việt Nam cần được tự tuyển sinh và không phụ thuộc vào kỳ thi “ba chung”.

Nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Châu Trinh, cũng cho rằng duy trì điểm sàn là bất hợp lý. Theo ông, vai trò của các trường NCL trong việc đào tạo nguồn nhân lực là rất lớn (chiếm khoảng 40%), thế nhưng, với việc tuyển sinh theo “ba chung” và theo điểm sàn thì các trường NCL khó duy trì vai trò này; trong khi thực tế, các trường ĐH, CĐ NCL, đặc biệt là các trường mới thành lập, không thể thu hút thí sinh như trường công. GS-TS Đào Văn Lượng cho rằng hằng năm, bộ đều cấp, duyệt chỉ tiêu cho các trường thì không có lý do gì phải dùng điểm sàn để khống chế các trường. 

Được bộ cấp duyệt chỉ tiêu nhưng 1 - 2 năm vừa qua, nhiều trường ĐH, CĐ NCL tuyển sinh được rất ít. Nhiều trường đang lâm vào khủng hoảng, nguy cơ tan rã đang cận kề nếu như năm 2013 tiếp tục không tuyển sinh được. Gây ra cuộc khủng hoảng này không thể không có nguyên nhân từ Bộ GD-ĐT bởi thời gian qua, bộ cấp phép thành lập quá nhiều trường, vô tư cấp chỉ tiêu nhưng lại dùng điểm sàn để khống chế. Vì vậy, bộ cần có trách nhiệm sớm giải quyết cuộc khủng hoảng này chứ không thể đợi đến sau năm 2015.

“Trao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ là phù hợp với Luật Giáo dục ĐH”.
GS-TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ NCL
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo