xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc thi viết "Người Thầy kính yêu": Trân trọng sự tận tụy của thầy Tô Hữu Nhựt

Bài và ảnh: Mai Xuân Hạnh (Trung tâm GDTX Chu Văn An, TP HCM)

Thầy Tô Hữu Nhựt có chuyên môn giỏi và được bao thế hệ học trò yêu mến vì sự tận tâm với nghề

Tôi được vinh dự dạy học ở ngôi trường mang tên nhà giáo Chu Văn An. Đó là nhà giáo đã sống cách đây hơn 700 năm nhưng tiếng thơm về thầy vẫn còn vang vọng tới tận hôm nay và mãi mãi về sau. Trong những đồng nghiệp mến thương với tôi ở trường này, có một người mà tôi đặc biệt kính trọng và quý mến, đó là thầy Tô Hữu Nhựt.

Tận tụy "ươm mầm xanh"

Thầy Tô Hữu Nhựt có dáng người nhỏ và thấp nhưng đôi mắt thì sáng với khuôn mặt phúc hậu hiền từ. Thầy sống giản dị, phương tiện đi lại là chiếc xe máy 50 phân khối. Có thể thầy nghèo tiền bạc nhưng rất giàu lòng yêu nghề và tình thương học sinh, sống lạc quan yêu đời.

Thầy Nhựt chỉ dạy lớp 10 và 11. Thầy cần mẫn dạy cho các em một cách tận tình chu đáo, thầy không bao giờ mở lớp dạy thêm mà chỉ dạy trên lớp. Bên cạnh việc chú ý bồi dưỡng cho các em học sinh năng lực giỏi thì thầy cũng không quên những em học chưa giỏi, tiếp thu chậm. Thầy dạy phụ đạo và đôn đốc cho các em tiếp thu chưa nhanh với tinh thần trách nhiệm cao và hoàn toàn không thu học phí. Vì vậy, các thế hệ học sinh luôn kính trọng thầy và luôn làm theo lời thầy dạy bảo. Có nhiều học sinh khi ra trường nhiều năm sau vẫn còn luôn nhớ đến người thầy tận tâm năm nào.

Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu: Trân trọng sự tận tụy của thầy Tô Hữu Nhựt - Ảnh 1.

Thầy Tô Hữu Nhựt và học trò cũ - Huỳnh Trọng Nghĩa

Hơn 30 năm đứng trên bục giảng với tinh thần yêu nghề, thầy đã làm việc hăng say nên sức khỏe bị giảm sút đi nhiều và mắc bệnh về tim. Thầy Nhựt trải qua những ngày thập tử nhất sinh, nhất là khi làm việc quá sức thầy từng bị ngất xỉu trên bục giảng hay khi họp hội đồng nhà trường. Mỗi lần như vậy các thầy cô và các em học sinh lại đưa thầy vào bệnh viện. Rồi thầy phải đặt stent. Bình phục, thầy Nhựt lại làm việc hăng say không ngại mệt mỏi vì bệnh tật.

Dù sức khỏe hạn chế và bệnh tật hành hạ như vậy nhưng thầy vẫn lấy nghề giáo là niềm hạnh phúc để cống hiến hết mình. Thầy đã ươm những mầm xanh cho đời, không quản ngại khó khăn trong cuộc sống để gắng sức đào tạo những thế hệ học sinh "vừa hồng vừa chuyên". Những học sinh của thầy Nhựt đã mang hết sức trẻ để phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân. Tôi tự hào vì cùng được dạy cùng trường với thầy, một ngôi trường mang tên nhà giáo Chu Văn An.

Cảm động tình thầy - trò

Năm nay thầy Nhựt đã 67 tuổi. Dù thầy Nhựt đã về hưu nhưng Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nào thầy cũng trở về trường xưa. Tôi và các thầy cô giáo lại được đón thầy trong niềm vui.

Vào ngày 20-11-2020, tôi được chứng kiến khoảnh khắc đáng nhớ khi một học sinh về thăm thầy Nhựt. Trong buổi lễ hôm ấy, tôi nhìn ra ngoài cổng trường, thấy có một người đàn ông đã đứng tuổi tay ôm một bó hoa to ngồi ở hàng rào nhà trường từ sáng sớm và luôn dán mắt vào hướng sân trường. Tôi thấy từ lâu nhưng cũng không có suy nghĩ gì, cho đến khi tiệc liên hoan họp mặt đã sắp tàn thì người đàn ông đó tiến về phía thầy Nhựt và rụt rè nói: "Thầy ơi! Em đây! Em về thăm trường và thăm thầy".

Tôi thấy anh ta bật khóc và nghẹn ngào nói tiếp trước sự ngỡ ngàng của tôi và thầy Nhựt. "Đã 24 năm qua từ khi em ra trường, 20-11, năm nào em cũng đều về trường nhưng không dám vào trường gặp thầy mà chỉ đi xe vòng quanh trường từ sáng sớm tới trưa vì em nghĩ em chưa làm được những điều thầy đã dạy em là lớn lên làm thật nhiều việc tốt để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Những điều thầy dạy từ năm nào em luôn ghi nhớ và khắc sâu trong lòng. Em luôn hứa với lòng mình là phải làm kỳ được những điều thầy dạy thì sẽ về trường thăm thầy. Năm nay em cũng đã ngoài 40 tuổi rồi, em xin phép thầy năm nào 20-11 em cũng sẽ về thăm thầy, thầy nhé!".

Tôi thấy tình cảm của em học sinh với thầy sâu lắng quá, liền đề nghị: "Thôi hai thầy trò lên đây, tôi chụp cho tấm hình làm kỷ niệm".

Người đàn ông đó sau này tôi biết là em Huỳnh Trọng Nghĩa, học sinh cũ của thầy Nhựt 24 năm về trước.

Tôi ra về mà trong lòng luôn suy nghĩ về tấm lòng của em học sinh Huỳnh Trọng Nghĩa đối với thầy Nhựt và nghề dạy học của mình, một nghề cao quý trong những nghề cao quý. Dù cuộc sống giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn, thời cuộc đã có nhiều thay đổi nhưng đâu đó có rất nhiều thầy cô giáo như thầy Nhựt vẫn đang âm thầm dạy dỗ những thế hệ học sinh mà không quản ngại khó khăn về vật chất, tinh thần cũng như sức khỏe. Họ chỉ mong đào tạo thành tài những chủ nhân tương lai của đất nước và những thầy cô giáo đó luôn được học sinh và các thế hệ mai sau ghi nhận, tôn kính, tri ân như cách chúng ta vẫn nhớ về nhà giáo Chu Văn An vậy. Nhà giáo Chu Văn An sống cách nay đã 7 thế kỷ nhưng thế hệ mai sau và dân tộc Việt Nam vẫn tôn kính thầy. Đó cũng là đức tính tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Tôi luôn tự hào về nghề nhà giáo của mình. Với tôi, thầy Tô Hữu Nhựt là một tấm gương sáng cho những ai theo nghiệp "trồng người" và đặc biệt là cho bao thế hệ học sinh. 

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu: Trân trọng sự tận tụy của thầy Tô Hữu Nhựt - Ảnh 2.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo