xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại học tỉnh chới với

THÙY VINH

Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi tập trung rất lớn và dù phải xét tuyển nguyện vọng 3 nhưng hầu hết các trường ĐH, CĐ ở các tỉnh vẫn khó tuyển đủ

Rất nhiều trường ĐH, CĐ vùng và ở các tỉnh hiện đang trông chờ vào việc xét tuyển nguyện vọng (NV) 3 trong khi nguồn tuyển gần như cạn kiệt.  
 
Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu xét tuyển đến 1.000 chỉ tiêu NV3 hệ ĐH, CĐ các ngành công nghệ kỹ thuật điện, tin học, công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, hóa dầu, công nghệ thực phẩm, kế toán, quản trị kinh doanh, Đông phương học, tiếng Anh.
  
Ông Lê Văn Toàn, trưởng phòng đào tạo của trường, cho biết sau hơn một tuần nhận hồ sơ NV3, trường mới nhận được 200 hồ sơ ĐH và 200 hồ sơ CĐ.
 
Ngành “hot” cũng khó tuyển
 
Trường ĐH Tây Nguyên cũng đang ráo riết tuyển NV3 cho 10 ngành học, trong đó nhiều ngành học có nhu cầu xã hội cao tại địa phương, như bảo quản và chế biến nông sản, bảo vệ thực vật, khoa học cây trồng, lâm sinh, công nghệ môi trường, chăn nuôi, thú y, sinh học...
 
Thế nhưng, một cán bộ phòng đào tạo của trường cho biết hồ sơ xét tuyển không nhiều do thí sinh có tâm lý đây là những ngành thuộc lĩnh vực nông lâm, học vất vả mà ra trường lương thấp nên không đăng ký xét tuyển.
 
Trường ĐH Đồng Tháp tuyển 551 chỉ tiêu vào các ngành kỹ thuật máy tính, quản lý đất đai, quản lý văn hóa, công tác xã hội, giáo dục chính trị, thư viện thông tin, tiếng Anh, tiếng Trung, thiết kế đồ họa... Với điểm xét tuyển chỉ bằng điểm sàn nhưng khả năng tuyển đủ rất khó khăn do đây là những ngành học rất nhiều trường cũng đang xét tuyển NV3.
 
 
img
Thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 3 tại Đại học Huế. Ảnh: QUANG TÁM


Tại ĐH Huế, hầu hết trường thành viên đều phải xét tuyển NV3: Khoa Du lịch xét 44 chỉ tiêu vào ngành du lịch; Trường ĐH Ngoại ngữ xét tuyển 85 chỉ tiêu vào các ngành Việt Nam học, quốc tế học, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Hàn; Trường ĐH Nông Lâm xét 100 chỉ tiêu vào các ngành công nghiệp và công trình nông thôn, cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm, chế biến lâm sản; Trường  ĐH Y Dược xét tuyển 118 chỉ tiêu vào các ngành cử nhân kỹ thuật y học, cử nhân y tế công cộng, bác sĩ y học dự phòng, bác sĩ y học cổ truyền; Trường ĐH Sư phạm xét tuyển 166 chỉ tiêu vào 6 ngành, Trường ĐH Khoa học xét tuyển 231 chỉ tiêu vào 10 ngành...
 
Tại nhiều trường, những ngành được coi là “hot” cũng phải xét tuyển đến NV3. Tại Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu, một số ngành học được tỉnh đặt hàng đào tạo và ra trường rất dễ tìm việc làm (như hóa dầu, quản trị kinh doanh, du lịch) vẫn phải tuyển đến NV3.
 
Trường ĐH Bình Dương cũng phải tuyển NV3 cả những ngành kinh tế như quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán... nhưng số lượng đăng ký xét tuyển rất hạn chế.
 
Đăng ký chỉ để dự phòng
 
Hằng năm, các trường ĐH địa phương thường dẫn đầu về số lượng hồ sơ đăng ký dự thi tại sở GD-ĐT các tỉnh. Năm 2010, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi tại Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng là 30.846 bộ thì số hồ sơ đăng ký dự thi vào Trường ĐH Đà Lạt đã là 4.800 bộ; Sở GD-ĐT Đắk Lắk thu được 49.711 bộ thì của Trường ĐH Tây Nguyên chiếm 14.855 bộ; Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang thu được 27.438 bộ trong đó Trường ĐH Tiền Giang chiếm 3.900 bộ, Sở GD-ĐT TP Cần Thơ thu được 22.000 bộ thì ĐH Cần Thơ chiếm đến 18.113 bộ...
 
Dường như chọn trường gần nhà trở thành một xu hướng mới trong tuyển sinh vì học tại trường địa phương, thí sinh sẽ có nhiều thuận lợi trong việc ăn ở, đi lại, giảm chi phí... Thế nhưng theo đại diện các trường, thí sinh đăng ký dự thi đông chỉ nhằm phương án dự phòng.
 
Theo nhiều chuyên gia về tuyển sinh, nguyên nhân còn do thí sinh có tâm lý thích học ở các trường có tên tuổi và ở các TP lớn; nhiều ngành nghề đào tạo của các trường tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của thí sinh. Bên cạnh đó, hầu hết trường tỉnh còn nghèo nàn về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên thiếu... Hơn nữa, thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhưng số đông không đủ điểm sàn nên các trường địa phương rơi vào cảnh đìu hiu là dễ hiểu.
 

Dừng tuyển nhiều ngành

 
Mặc dù các trường ĐH, CĐ vùng và ở các tỉnh đã đưa ra nhiều chương trình ưu đãi để thu hút thí sinh nhưng có trường vẫn phải ngưng tuyển sinh một số ngành do có quá ít sinh viên.
 
Trường ĐH An Giang đã ngưng tuyển 5 ngành, gồm: Sư phạm kỹ thuật công nghiệp, sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, sư phạm sinh-kỹ thuật nông nghiệp, chăn nuôi và hệ CĐ ngành sư phạm âm nhạc.
 
TS Trần Văn Thạnh, Trưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Trường ĐH An Giang, cho biết thí sinh đăng ký vào các ngành này sẽ được chuyển sang ngành khác có điểm tương ứng.
 
ĐH Đà Nẵng cũng dừng tuyển sinh 11 ngành ở một số trường thành viên, gồm: Cử nhân tiếng Nga, sư phạm tiếng Pháp, sư phạm tiếng Trung Quốc, cử nhân tiếng Thái Lan (Trường ĐH Ngoại ngữ); kinh tế lao động, kinh tế và quản lý công, kinh tế chính trị, thống kê-tin học (Trường ĐH Kinh tế); vật liệu và cấu kiện xây dựng (Trường ĐH Bách khoa); sư phạm giáo dục đặc biệt (Trường ĐH Sư phạm); công nghệ kỹ thuật công trình thủy (Trường CĐ Công nghệ).

G.Thanh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo