Từ thực tế này, sáng 14-7, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Công đoàn Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM tổ chức hội thảo "Chuyển đổi số của các trường trong cuộc cách mạng 4.0", có sự tham dự của nhiều trường ĐH, CĐ trong cả nước.
PGS-TS Ngô Anh Tuấn, Công đoàn Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho rằng sự phát triển của kỷ nguyên số đã thúc đẩy việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong giáo dục mà cụ thể là ứng dụng công nghệ dạy học trong các môi trường học tập trực tuyến. Các trường ĐH trên thế giới từ lâu đã kết hợp giáo dục truyền thống với trực tuyến nhưng điều đó lại khá mới mẻ đối với các trường ĐH Việt Nam. Một số cơ sở giáo dục Việt Nam đã thực hiện giáo dục trực tuyến nhưng nhìn chung, dạy học trực tuyến tại Việt Nam vẫn chưa chú trọng đến công nghệ dạy học một cách đúng nghĩa, chưa định hình được triết lý giáo dục trên cơ sở ứng dụng hiệu quả của công nghệ dạy học, chưa kết hợp được các nguồn lực phù hợp trong hệ sinh thái giáo dục cũng như chưa quan tâm đến người học đúng mức.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho biết chuyển đổi số hiểu đơn giản là áp dụng công nghệ số trong tất cả hoạt động của trường. Áp dụng thành công nghĩa là chuyển đổi số thành công. Ba trụ cột chính trong chuyển đổi số là sự đa mê áp dụng công nghệ - tiếng Anh - năng lực số.
Ông Dũng kể năm 2003, được Đức tài trợ chuyển đổi số, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP tổ chức tập huấn, triển khai 36 khóa học e-learning nhưng thất bại nặng nề vì mọi thứ chưa sẵn sàng, từ hạ tầng công nghệ đến sinh viên.
Ông Dũng cho rằng chính thầy cô là những người bảo thủ nhất trong thời đại số trong khi với sinh viên, các em tiếp cận công nghệ số từ rất sớm. Bên cạnh đó, các trường ĐH ngoài tư duy bảo thủ còn lạc hậu về cơ sở vật chất, lạc hậu về chính sách. "Chúng ta kêu gọi chuyển đổi số nhưng không có tiền thì làm được gì?…" - ông Dũng băn khoăn. Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP, do đã thực hiện tự chủ nên có kinh phí để đầu tư. Trường đã đầu tư 80 tỉ đồng để xây dựng trung tâm dữ liệu lớn.
Bình luận (0)