Nhiều cách biểu hiện lòng dũng cảm
Nhà giáo Đặng Đình Đại, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), người đã có kinh nghiệm nhiều năm tham gia chấm thi môn văn và làm chủ tịch hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT cho rằng: “Nhiều năm nay khi bộ ra đề thi theo hướng mở thì chúng tôi cũng đã quen xử lý những tình huống như vậy”. Ông giải thích thêm: “Đề mở thì người chấm cũng phải mở - không thể áp đặt ý chí chủ quan của người chấm vào bài làm học sinh”.
Bà Hương cho hay có học sinh lo lắng vì không nói sẽ học tập theo Nam dũng cảm cứu người vì thấy nói như vậy là nói dối. Nhưng học sinh này có viết: “Em sẽ học theo Nam từ những gì mình có thể, sẽ không thờ ơ với những đợt kêu gọi hiến máu nhân đạo; không để mặc các bạn đánh nhau mà không nhảy vào can ngăn như trước đây nữa…”. Học sinh này băn khoăn không biết viết như vậy có được chấm điểm không? “Tôi cho rằng, nói được như vậy là em đã làm rất tốt, rất đáng trân trọng” - bà Hương khẳng định.
“Gạn đục, khơi trong”
Ông Đặng Đình Đại cho biết: “Khi chấm thi tốt nghiệp, chúng tôi luôn tâm niệm là “gạn đục, khơi trong”. Dù câu trả lời lủng củng, diễn đạt chưa chuẩn xác nhưng chỉ cần lóe lên được ý tưởng tốt thì chúng tôi cũng cho điểm. Với những câu các em làm không đúng thì không cho điểm chứ không có chuyện trừ điểm”.
Nguyên tắc chấm thi tốt nghiệp THPT là 2 vòng độc lập, 2 giám khảo khác nhau. Nếu có sự bất đồng về quan điểm mà tranh luận cũng không thống nhất được thì bài thi đó sẽ được chấm hội đồng với sự tham gia của thanh tra chấm thi để đi đến kết luận điểm cuối cùng. “Nguyên tắc là không làm cho thí sinh bị thiệt thòi chỉ vì những bất đồng quan điểm của giám khảo” - ông Đại nói.
Bà Lương Kim Thanh Trường THPT Đống Đa (Hà Nội) cho hay: “Học sinh hoàn toàn có thể yên tâm vì giáo viên có thể phân biệt và cho điểm với nhiều cách nhìn nhận khác nhau của học sinh”.
Không bắt buộc “đếm ý cho điểm” Hướng dẫn của Bộ GD-ĐT nêu rõ: “Nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà vẫn hợp lý thì vẫn được chấp nhận. Nếu thí sinh có kỹ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh cơ bản thì vẫn đạt điểm tối đa”.
Các giáo viên đánh giá đây là chủ trương phù hợp với cách ra đề mở, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh và cũng không còn bắt buộc người chấm phải “đếm ý cho điểm” như trước đây nữa. |
Bình luận (0)