xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ĐH tư thục về đâu?

TS Đàm Quang Minh - TS Trần Vinh Dự

LTS: Trước sóng gió của Trường ĐH Hoa Sen, nhiều cảnh báo đã được đưa ra về nguy cơ sụp đổ của ĐH tư thục. Từ số ra hôm nay, Báo Người Lao Động sẽ giới thiệu các bài viết của chuyên gia giáo dục nhằm nhìn lại bản chất những rạn nứt của hệ thống này và tìm lối đi cho ĐH tư thục

Những ngày gần đây, báo chí liên tục đưa tin về đại hội cổ đông bất thường của Trường ĐH Hoa Sen (gọi tắt là Hoa Sen). Chuyện gì đang diễn ra tại ĐH này? Bản chất của tranh chấp này có thực sự là câu chuyện giáo dục “vì lợi nhuận/phi lợi nhuận” hay ẩn sau đó là điều gì khác?

Ngược dòng lịch sử

Năm 1994, hội nghị về cải tổ giáo dục ĐH đã đưa thông điệp đa dạng hóa các loại hình trường: công lập, bán công, dân lập, tư thục. Tuy nhiên sau đó chỉ có loại hình dân lập và bán công được thành lập với sở hữu là sở hữu tập thể. Khi Hoa Sen trở thành trường CĐ năm 1999, nó cũng là một trường bán công với tên gọi đầy đủ là Trường CĐ Bán công Hoa Sen.

Năm 2006, nhà nước quy định lại và yêu cầu chuyển đổi loại hình từ dân lập thuộc sở hữu “tập thể” thành các trường tư thục với sở hữu theo “cổ phần”. Một loạt trường ĐH dân lập hoặc bán công như Thăng Long, Hoa Sen được chuyển đổi vào thời gian này. Và sự chuyển đổi đã để lại nhiều hệ lụy.

Trường ĐH Thăng Long khởi đầu bằng việc đóng góp vô tư của các Việt kiều tại Pháp và chính phủ Pháp. Đột nhiên phải tính giá trị để cổ phần hóa đã gây mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ. Tuy rằng không ai nghĩ đến chuyện tài chính nhưng cổ phần là thể hiện của quyền lực và công nhận sự đóng góp. Khi đứng trước những con số lạnh lùng của cổ phần, không một ai thực sự cảm thấy hài lòng. Một bộ phận cán bộ chủ chốt của Trường ĐH Thăng Long đã phải tách ra và thành lập một Trường ĐH Thăng Long khác.

Sinh viên Trường ĐH Hoa Sen đang trong giờ học của học kỳ hè 2014  Ảnh: TẤN THẠNH
Sinh viên Trường ĐH Hoa Sen đang trong giờ học của học kỳ hè 2014 Ảnh: TẤN THẠNH

Với Hoa Sen, quá trình được khởi đầu bằng việc cổ phần hóa vào năm 2006 với 51% cổ phần rơi vào tay cán bộ, công nhân viên trong trường và 49% rơi vào tay 5 đối tác chiến lược khác. Cấu trúc sở hữu của Hoa Sen dần dần thay đổi với việc các cổ đông ban đầu (kể cả cán bộ, công nhân viên của trường) sang nhượng. Cuối cùng, đã xuất hiện những “nhà đầu tư mới” và mâu thuẫn giữa nhóm này với các lãnh đạo trường bắt đầu phát sinh.

Vì đâu nên đình đám?

Theo nhà báo Nguyễn Vạn Phú thì “nếu nhìn vấn đề một cách lý trí thì rõ ràng ai nắm cổ phần đa số thì người đó phải được quyền quyết định mọi chuyện thông qua HĐQT là đại diện cho chủ sở hữu. Luật pháp hiện hành cũng quy định như thế”. Nếu có bất đồng gì thì cứ dựa vào luật pháp và điều lệ hiện hành của trường mà giải quyết. Nếu như vậy thì câu chuyện ở ĐH Hoa Sen đâu trở nên đình đám như hiện nay.

Thực tế sau 8 năm cấu trúc, sở hữu mới của Hoa Sen giờ đã rơi vào tình trạng những cán bộ lãnh đạo lâu năm như hiệu trưởng Bùi Trân Phượng chỉ còn kiểm soát rất ít cổ phần. Tuy nhiên, các nhà quản lý vẫn theo thói quen coi trường như tài sản của mình cho dù thực tế trên luật pháp đã không còn như vậy mà nằm trong tay các cổ đông đa số. Khi phát sinh bất đồng, các nhà quản lý cũ không cam chịu ra đi một cách hòa bình. Các cổ đông “mới” nắm quyền kiểm soát xem ra cũng không làm được việc đàm phán để sự ra đi của các “lão thần” diễn ra có lợi cho cả hai bên.

Ngược lại, cuộc chiến tại Hoa Sen đã diễn ra theo hướng tiêu cực. Hiệu trưởng gửi thư kêu cứu tới Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời thực hiện một chiến lược truyền thông chống lại các cổ đông “mới”. Theo luồng dư luận này, các cổ đông “mới” đang tìm cách thôn tính Hoa Sen với mục đích duy nhất là kiếm tiền, cả phương pháp và mục đích đều phản giáo dục. Phía bên kia cũng phản pháo bằng chiến lược truyền thông riêng của họ. Ban lãnh đạo cũ, thay vì được coi là các công thần đã tạo dựng một thương hiệu ĐH tư lớn mạnh thì bị gán mác là những nhà độc tài, chuyên quyền, không tôn trọng trí thức, không có khả năng điều hành, liên tục thay đổi cán bộ quản lý dưới quyền.

Có thể thấy “cuộc chiến” này không ai là người hưởng lợi. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của các nhà quản lý và của các cổ đông. Nạn nhân thực sự không phải họ mà chính là 10.000 sinh viên đang học tập tại Hoa Sen. Khi lãnh đạo trường không tập trung vào quản lý mà chỉ tập trung vào tranh giành lẫn nhau, chính tương lai của các em là điều đau xót nhất.

Còn nhớ, đây không phải trường hợp duy nhất khi các bên có liên quan đã sử dụng sai công cụ để giải quyết xung đột. Trường hợp thường được nhắc đến trước đây là Trường ĐH Hùng Vương khi các nhà giáo kỳ cựu nhất quyết không bàn giao con dấu và chức vụ cho HĐQT và hiệu trưởng mới.

Chỉ qua 1 năm sóng gió, toàn bộ sinh viên Hùng Vương không thể ra trường và phải nhờ các trường khác giải cứu. Trường ĐH Hùng Vương từ một trường có uy tín với nhiều nhà giáo tâm huyết trở thành điển hình tồi tệ của giáo dục ngoài công lập.

Trường hợp của Hoa Sen chưa đến mức như vậy. Tuy nhiên, những diễn biến mới nhất gần đây khiến nhiều người, kể cả phụ huynh và sinh viên, buộc phải đặt vấn đề phải chăng Hoa Sen sẽ trở thành một Hùng Vương thứ hai?

Gọi đúng tên “cuộc chiến”

Vấn đề mâu thuẫn giữa các nhà điều hành nắm ít cổ phần và các cổ đông lớn nhưng không trực tiếp điều hành là vấn đề vẫn thường xảy ra ở nhiều nơi. Có một số người gọi đó là “cuộc chiến chủ giả”. Cuộc chiến này phát sinh vì phía các nhà quản lý vẫn tưởng mình là chủ dù không còn sở hữu bao nhiêu và hành xử ngược lại với lợi ích của các cổ đông lớn. Bản chất thật của nó không nằm ở chỗ đạo đức hay mô hình giáo dục nào đúng mô hình nào sai mà nó nằm chính ở chỗ là mâu thuẫn về lợi ích.

Nhận xét về câu chuyện này, GS Nguyễn Minh Thuyết nói rất đúng bản chất vấn đề trên Báo Pháp Luật rằng Việt Nam hiện nay không có trường (tư) hoạt động phi lợi nhuận thực sự “bởi thực tế có vì lợi nhuận mới “đấu” nhau”.

Thực tế cho thấy dù là trường công hay trường tư thì các cuộc tranh chấp quyền lực vẫn diễn ra. Khi các bên tham gia vào những “cuộc chiến” như vậy, thay vì gọi tên “cuộc chiến” theo đúng bản chất, họ thường lái dư luận theo hướng khác như các vấn đề về đạo đức, vấn đề về triết lý giáo dục hoặc bới móc các lỗi riêng tư. Câu chuyện ở Hoa Sen nếu nhìn đúng bản chất thì chỉ là câu chuyện đấu đá lợi ích nhưng dư luận lại đang thảo luận vấn đề giáo dục vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo