xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giáo viên cản trở học sinh đến phòng tư vấn tâm lý

Đặng Trinh

Tại hội thảo "Mô hình tham vấn học đường ở trường phổ thông" do Trường ĐH Sư phạm TP HCM tổ chức ngày 19-12, nhiều khảo sát, nghiên cứu của các nhà giáo đã nêu ra một thực tế đau lòng.

Đó là hiện nay, rất nhiều HS có vấn đề về tâm lý nhưng không được quan tâm, thấu hiểu. Các em hoàn toàn cô đơn từ gia đình cho đến nhà trường.

Trong một khảo sát từ năm học 2014-2015 cho toàn học sinh khối 10, Trường THPT Marie Curie, với tổng số 969 học sinh làm bài test thì số lượng học sinh có nguy cơ cao về rối loạn hành vi trẻ em là 116 em (tỷ lệ 12%), trong đó nữ là 74, nam 42 em. Và đây chỉ là một con số rất nhỏ trong tổng số hàng chục ngàn HS toàn thành phố.

Nhiều ý kiến chỉ ra rằng tại sao, tư vấn học đường là việc làm quan trọng, cần thiết như vậy nhưng cho đến nay vẫn không được coi trọng.

Theo TS Nguyễn Thị Bích Hồng, Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Sư phạm TP HCM, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động tham vấn tâm lý ở trường phổ thông hoạt động không hiệu quả, đó là nhiều yếu tố cản  cản trở sự phối hợp giữa nhà tham vấn với các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Một trong các yếu tố mà TS Hồng đưa ra là sự thiếu hiểu hiểu biết về công tác tham vấn đã khiến một số ban giám hiệu ngần ngại hoặc lúng túng khi tổ chức phòng tham vấn và quản lý hoạt động của giáo viên tư vấn.

Bên cạnh đó, nhiều giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường không quan tâm đến công việc của giáo viên tư vấn học đường, không hưởng ứng đề nghị của giáo viên tư vấn được gặp gỡ học sinh với quan niệm việc của ai người nấy lo và không muốn nhiệm vụ giảng dạy của họ bị cản trở bởi hoạt động tham vấn tâm lý. Bên cạnh đó, các giáo viên còn lầm tưởng và e ngại phòng tham vấn là nới giáo viên vạch lá tìm sâu, hoặc "ra đa" của ban giám hiệu mà họ có thể là đối tượng bị phát giác nên cảm thấy bất an.

Nhiều ý kiến của các đại biểu cũng đưa ra là thực tế hiện nay ở nhiều trường học, mục tiêu giáo dục thiên về thành tích học tập hơn là bảo vệ sự phát triển tư cách, đạo đức cho HS nên khá nhiều trường hợp các lực lượng giáo dục không hài lòng khi thấy học sinh ngồi trong phòng tham vấn thay vì ngồi học trong lớp. Trong khi nếu HS có tâm trạng bất ổn thì khó tiếp thu bài vở mà cần có giáo viên tư vấn tâm lý hỗ trợ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo