Ông Hiển cho hay trong chương trình mới học sinh sẽ học kiến thức lịch sử trong ít nhất 2 môn học nghĩa là kiến thức lịch sử sẽ được sắp xếp theo lôgic mới chứ không phải là xé lẻ kiến thức.
Việc xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa phải đảm bảo yêu cầu này và phải tránh chồng chéo/lặp lại kiến thức lịch sử giữa môn công dân với Tổ quốc với môn khoa học xã hội, giữa môn công dân với Tổ quốc với môn lịch sử; giữa 2 môn khoa học xã hội và môn lịch sử thì có thể có cùng có một số nội dung kiến thức lịch sử vì 2 môn này nhằm đáp ứng 2 nhóm học sinh khác nhau.
Về vấn đề cần có môn học riêng với tên gọi lịch sử, ông Hiển cho rằng việc bố trí các môn học ở cấp THPT cũng như trong toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông mới phải quán triệt yêu cầu đổi mới, phải đặt trong mối quan hệ tổng thể giữa các môn học, phải tạo thuận lợi cho việc đổi mới cả nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh...
“Ban xây dựng chương trình cho rằng nếu giữ môn học với tên gọi lịch sử, với lôgic nội dung kiến thức như hiện nay thì khó đáp ứng được các yêu cầu đổi mới”, thứ trưởng Hiển nói.
Bình luận (0)