xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngăn chặn bằng “bàn tay sắt”

VU GIA

Tạm khép lại diễn đàn “Tham nhũng học thuật lan tràn”, tác giả bài viết nhìn nhận: Vấn nạn này có thể ngăn chặn và hạn chế được bằng quyết tâm thật sự của giới trí thức và cơ quan thẩm quyền

Tham gia diễn đàn, đã có nhiều ý kiến nêu lên việc một số người mang danh trí thức lại cầm nhầm kiến thức của người khác làm kiến thức của mình. Các ý kiến đã phần nào lý giải được tại sao tệ trạng đó diễn ra nhiều, song chưa phản ánh đa diện vấn nạn “tham nhũng học thuật” và giải pháp hạn chế, ngăn chặn.


Mưu lợi, cầu danh


Hằng năm, Nhà nước, các tỉnh, thành, kể cả những đơn vị giáo dục đã dành một phần ngân sách đáng kể cho công tác nghiên cứu khoa học. Dường như năm nào kinh phí cũng hết, còn chất lượng công trình trên văn bản nghiệm thu đều “xuất sắc”, dù những người trong cuộc đều biết những công trình “xuất sắc” ấy sẽ được cất kỹ vào ngăn kéo.


Lâu nay, không thiếu những người dựa vào quen biết, thậm chí đã tạo được chút tên tuổi, ký được những đề tài béo bở nhưng người thực hiện chẳng được bao nhiêu, bởi họ đã phải qua nhiều tầng nấc trung gian.

Những người chưa đứt “dây thần kinh xấu hổ” thì để những người trực tiếp thực hiện ấy là đồng tác giả, còn mình đứng vai trò “chủ biên”. Quả là phúc phận cho những người thực hiện, bởi dẫu sao đó cũng là những “ông chủ tốt”, nhờ vậy mà mình mới có được chút tên tuổi.

Nếu gặp những “cai đầu dài” có lòng tham không đáy thì sẽ lùa hết tên những người thực hiện vào danh sách “cộng tác viên”, còn y mới là tác giả. Giới nghiên cứu nghiêm túc hiện nay định nghĩa rằng “chủ biên là không biên gì cả”; còn loại “cai đầu dài” vô lương tâm kia, họ không thèm nhắc. Chính sự tham nhũng học thuật ấy mới đáng lo, bởi nó góp phần làm nghèo đất nước trên nhiều phương diện.


Ngăn chặn không khó


Không phải vô cớ mà trước đây GS-TSKH Đinh Phạm Thái phát biểu tại một hội nghị về GD-ĐT được nhiều người đồng tình dù trong lòng có chút chua xót: “50 năm nhìn lại, VN vẫn chưa có nổi một công trình khoa học có tầm cỡ quốc gia”. Mới nghe, tôi nghĩ GS Thái nói trong lúc quá bức xúc, song ngẫm kỹ cũng có khi như thế.

Có lần, một vị tiến sĩ đến nhà người bạn tôi xin được ủng hộ trong đợt bầu chức danh cấp cơ sở. Người bạn của tôi không ngần ngại nói thẳng rằng đây là lần cuối đề nghị vị tiến sĩ rút đơn, nếu còn “cố đấm ăn xôi” thì sẽ kiến nghị thu hồi bằng tiến sĩ.

Tiến sĩ gì lạ thế mà vẫn cứ tồn tại! Phải chăng, hiện nay chúng ta có những loại tiến sĩ như thế nên chương trình giáo dục, sách giáo khoa... cứ cải tiến mãi mà chưa được sự đồng thuận của nhân dân?

Tại sao chương trình sách giáo khoa năm 1945 do GS Hoàng Xuân Hãn chủ trì chỉ làm trong 2 tháng mà dùng đến... 27 năm. Một chương trình sách giáo khoa khác do một số trí thức cách mạng xây dựng trong 6 tháng (1955) lại được dùng 35 năm, còn bây giờ soạn suốt ngày dài đêm thâu với tiền tỉ thì lại sửa lên sửa xuống?


Để giải quyết tệ trạng nói trên, tôi nghĩ không khó vì chúng ta đã có tương đối đầy đủ các bộ luật. Làm sạch môi trường học thuật cũng giống như chống tham nhũng, muốn có bàn tay sạch - cần có bàn tay sắt. Vấn đề còn lại là quyết tâm thi hành.

Vì danh dự trí thức và uy tín khoa học

Kịch bản các vụ đạo bài giảng trong hệ thống các trường CĐ, ĐH diễn ra cơ bản giống nhau. Người bị tố cáo so với người tố cáo có quyền lực gần như bằng nhau hoặc cao hơn.

Người tố cáo có thể sẽ vấp phải những khó khăn, những người ủng hộ cho tố cáo cũng có thể bị bao vây bởi những hành động tương tự. Đáng ngại hơn là thủ thuật tiếp cận che đậy, gây bất lợi cho quy trình đấu tranh.

Những người có khả năng thực hiện thủ thuật tiếp cận che đậy thường có vị trí quyền lực và học thuật cao trong hệ thống các trường CĐ, ĐH cùng ngành; cùng đơn vị quản lý.

Điều đáng ngại: Họ thường là lãnh đạo trực tiếp hoặc gián tiếp so với người tố cáo và có quan hệ rất rộng trong ngành giáo dục.

Như vậy, những người tham gia đấu tranh, tố giác chống tham nhũng học thuật rồi sẽ “tránh đâu”, nhất là đối với những trường hợp là cán bộ giáo viên trẻ.


Những giáo chức đúng nghĩa luôn thật sự đau lòng khi phải đưa ra ánh sáng những vụ “đạo văn” tai tiếng, song nếu im lặng thì càng đau xót hơn vì sẽ đánh mất tiêu chí uy tín khoa học của người trí thức trong mái nhà chung của nền giáo dục thế giới.

Trần Tín Nghị

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo