xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hợp thức hóa trường chất lượng cao?

LAN ANH - HUY LÂN

Nhiều ý kiến phản biện dự thảo quy định về học phí trường chất lượng giáo dục cao, cho rằng đó chỉ là mô hình nửa vời, lỏng lẻo, thiếu thực tế

Thực ra, mô hình trường chất lượng cao (CLC) đã được thí điểm tại TPHCM qua Trường THPT Lê Quý Đôn từ năm học 2006-2007. Đến năm học 2012-2013, mô hình này phát triển thêm ở 2 Trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11)
và Nguyễn Du (quận 10).

“Chất lượng cao” nửa vời

Mục tiêu của mô hình trường CLC tại TPHCM là không dạy thêm, học thêm; không thu phí nhiều loại, thực hiện tốt chương trình của Bộ GD-ĐT, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học tiên tiến và phát huy tốt năng khiếu của học sinh (HS), tăng cường giảng dạy tiếng Anh để HS có vốn ngoại ngữ tương đương TOEFL 550 điểm sau khi tốt nghiệp THPT.
 
Về cơ sở vật chất, mỗi phòng học có một máy vi tính nối mạng internet, một máy chiếu projector, một màn hình, máy lạnh. Mỗi lớp học có 30 HS. Trường thu học phí cao (khoảng 900.000 đồng/tháng) và cam kết với phụ huynh HS rằng đây là mô hình tiên tiến, tiếp cận được với phương pháp giáo dục trong khu vực, quốc tế.
img
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn - TPHCM,
trường thử nghiệm mô hình chất lượng cao từ năm học 2006-2007. Ảnh: TẤN THẠNH

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng những mục tiêu trên không có gì đặc biệt để có thể gọi đó là trường CLC.

Khi còn là giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, ông Huỳnh Công Minh cho rằng mục tiêu của trường CLC là đào tạo con người phát triển toàn diện nhưng bao trùm hơn hết là đào tạo con người có phẩm chất đạo đức, sự tự tin, tư duy tốt. Về tỉ lệ đậu ĐH, trường nào đạt 75% sẽ là trường CLC độ 1, 85% là độ 2 và độ 3 đạt từ 95% trở lên.

Tuy nhiên, những gì đang có ở Trường THPT Lê Quý Đôn không bảo đảm HS được phát triển toàn diện. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng mô hình CLC ở TPHCM chỉ là nửa vời.

Giáo trình nào cho chất lượng cao?

Tuy là dự thảo quy định về học phí nhưng đề cập nhiều về mô hình trường, lớp CLC. Theo dự thảo, mô hình trường CLC sẽ được thực hiện trên một số nhóm, lớp hoặc có quy mô toàn trường. Thế nhưng, điều quan trọng nhất là giáo dục CLC có sự khác biệt như thế nào với giáo dục phổ thông... thì trong dự thảo lại không đưa ra được.

Hiệu trưởng một trường tiểu học đóng tại quận Cầu Giấy - Hà Nội băn khoăn: “Nếu vẫn giáo viên đó, giáo trình đó thì làm sao có thể coi là CLC cho dù cơ sở vật chất có thể được đầu tư tốt hơn?”. Theo nhận xét của vị hiệu trưởng này, dường như Bộ GD-ĐT mới chỉ quan tâm đến mức phí mà “bỏ quên” yếu tố chất lượng giáo dục trong dự thảo.

PGS Văn Như Cương cũng phân tích tiêu chí quan trọng nhất đối với mô hình trường lớp CLC chính là chất lượng đào tạo để có đầu ra như kỳ vọng của phụ huynh. Quan trọng nhất chính là giáo trình, phương pháp dạy, kiến thức, kinh nghiệm truyền đạt của người thầy để học sinh lĩnh hội hiệu quả nhất. Trong khi đó, Bộ GD-ĐT không nói gì đến việc trường CLC học giáo trình nào, chưa kể đến chất lượng giáo viên.

“Không thể vừa đá bóng vừa thổi còi”

Mặt khác, theo dự thảo, phòng và sở GD-ĐT sẽ trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra công tác đánh giá chất lượng giáo dục của các trường. Trên cơ sở đó, ngành giáo dục sẽ tham mưu để UBND tỉnh, huyện ra quyết định công nhận trường CLC.

PGS Văn Như Cương bày tỏ lo lắng: “Cơ quan có thẩm quyền ở đây cũng chính là cơ quan quản lý trường học nên có thể dẫn đến sự thiếu khách quan trong kiểm tra, đánh giá. Với kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi”, rất dễ xảy ra tình trạng đua nhau “chạy” trường CLC để thu thêm học phí. Cần phải có một cơ quan kiểm định độc lập”.

Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng nếu dự thảo được thông qua, sẽ có một cuộc đua “xin làm trường CLC”, biến tướng thành việc “tư thục hóa” các trường công lập nổi tiếng.

Phải xác định cách làm

Ông Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt Úc - TPHCM, cho rằng chủ trương xây dựng mô hình trường CLC là phù hợp xu thế bởi nhiều phụ huynh có điều kiện muốn con em mình học ở các trường tốt.  Nếu làm tốt, mô hình này sẽ tiết kiệm được ngân sách đầu tư cho giáo dục. Vấn đề còn lại là cách làm như thế nào.

Theo ông Thảo, dự thảo quy định học phí trường CLC của Bộ GD-ĐT thực tế chỉ để hợp thức hóa mô hình trường CLC đang thử nghiệm. Trường CLC phải đặt mục tiêu chất lượng hoạt động giáo dục và chất lượng của hoạt động phục vụ giáo dục (còn gọi là chất lượng dịch vụ) đều phải trên mức
trung bình.

Về chương trình và nội dung giảng dạy, theo ông Thảo, có thể dùng chương trình Việt Nam nhưng phải có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn cao của giáo dục hiện đại. Phải xác định con người đào tạo ra từ trường CLC cần gì. Vấn đề không phải là tỉ lệ tốt nghiệp THPT hay thi đỗ ĐH. Ông Thảo cho rằng có hai điều mà phụ huynh cần ở trường CLC: Khi HS tốt nghiệp THPT đủ sức theo học các trường ĐH quốc tế; con người được đào tạo ra có những phẩm chất, kỹ năng như khả năng tư duy độc lập, tư duy sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, thuyết trình, tự chủ…

Phân biệt giàu nghèo

Việc áp dụng mô hình CLC như dự thảo, được tổ chức ở một số nhóm, lớp, cũng gây ra sự phân biệt giàu nghèo trong trường học. Một giáo viên phân tích: HS học tại các nhóm, lớp CLC sẽ dễ nảy sinh tâm lý phân biệt về trình độ và sự giàu nghèo ngay trong một trường. “Thực tế, đúng là những gia đình có điều kiện kinh tế muốn cho con em theo học tại các trường CLC. Tuy nhiên, nên tổ chức các trường mầm non, phổ thông CLC riêng biệt và thu phí tương xứng, chứ không nên tổ chức nhóm, lớp CLC ngay trong các trường công lập” - giáo viên này nhận xét.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo