xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mơ hồ trường “chất lượng cao”

Bài và ảnh: HOÀNG LAN ANH

Mất khá nhiều thời gian, Bộ GD-ĐT mới đưa ra được dự thảo quy định về học phí chất lượng giáo dục cao nhưng thế nào là trường “chất lượng cao” lại không hề có những tiêu chí cụ thể

Theo dự thảo mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra, “chất lượng giáo dục cao là chất lượng giáo dục được cam kết cùng với điều kiện thực hiện ở mức độ cao hơn so với mức độ đạt được tại thời điểm cam kết”. Ngay lập tức, các chuyên gia giáo dục lên tiếng rằng Bộ GD-ĐT đã quá mơ hồ khi quy định như vậy.

Phải xứng với học phí cao

 Ông Nguyễn Trọng Vĩnh, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Nguyễn Siêu, quận Cầu Giấy, một trong những trường chất lượng cao (CLC) của Hà Nội, nhấn mạnh trước hết, phải làm rõ mô hình CLC là như thế nào, khi đó mới định ra học phí bao nhiêu. Thực tế, có rất nhiều trường tự xưng là “CLC” nhưng thực tế lại không phải vậy.
 
img
Học sinh Trường Chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội (dạy từ cấp 1 đến cấp 3) học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài

Cũng theo ông Vĩnh, khi Bộ GD-ĐT đưa ra quy định về học phí cao thì đồng thời phải đưa ra bộ tiêu chuẩn đánh giá trường CLC như Sở GD-ĐT Hà Nội từng làm. Ví dụ, tiêu chuẩn về sĩ số, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, các phòng chức năng, phòng bộ môn phục vụ việc dạy và học, số học sinh thi đỗ vào trường THPT chuyên (đối với các trường THCS) hay đỗ ĐH (với các trường THPT)…

Một chuyên gia giáo dục nhấn mạnh một khi đã đóng học phí cao thì phụ huynh và học sinh có quyền được yêu cầu nhà trường phải bảo đảm đúng chuẩn đã đưa ra chứ không phải chỉ là cam kết, thực hiện được thì tốt mà không được cũng xuề xòa cho qua. “Bộ nói học phí cao mà không nói gì đến chương trình cao là không được. Nếu vẫn học theo chương trình chuẩn của Bộ GD-ĐT mà không có chương trình riêng thì chỉ là một cách gợi ý để các trường thu thêm tiền của phụ huynh mà thôi” - chuyên gia này băn khoăn.

Chị Hoàng Yến, một phụ huynh có con sang năm dự định thi vào một trường THCS CLC của quận Cầu Giấy, thắc mắc: Nộp học phí cao nhưng nếu chất lượng giáo dục không tương xứng thì nhà trường có trả lại tiền?

Sẽ “loạn” trường chất lượng cao

Một khúc mắc nữa cũng được các chuyên gia đặt ra, đó là quy định rất mông lung: “Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục là các yêu cầu đối với nhà trường để bảo đảm chất lượng giáo dục”. Ông Nguyễn Trọng Vĩnh phân tích: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trong văn bản này phải là tiêu chuẩn để bảo đảm chất lượng giáo dục theo yêu cầu của một trường CLC, bao gồm cả hai khía cạnh là chất lượng dạy - học và cơ sở vật chất.

Một hiệu trưởng khác phân tích: Bộ GD-ĐT đưa ra những quy định về nội dung dạy - học và cơ sở vật chất thiết bị nhưng nếu chỉ nêu “chương trình giáo dục, nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục, kế hoạch hoạt động của trường được phát triển và phù hợp với chương trình giáo dục theo quy định đối với từng độ tuổi của trẻ trong giáo dục mầm non và học sinh từng cấp học, lớp học trong giáo dục phổ thông” thì chưa đủ. Phải thật cụ thể từng tiêu chí chứ không phải “được phát triển” một cách chung chung.
 
Tương tự, nếu “cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - giáo dục, sĩ số học sinh/lớp đạt theo tiêu chuẩn đánh giá nhà trường” thì tất cả sẽ đồng loạt biến thành CLC để thu học phí cao, đơn giản vì bộ không hề đưa ra một tiêu chuẩn nào để đánh giá.
Cho dù bộ có yêu cầu phải đủ hệ thống thiết bị đáp ứng yêu cầu hỗ trợ giáo viên, học sinh đổi mới phương pháp dạy học, đủ đồ dùng dạy học, đồ chơi  hoặc là sách, tài liệu tham khảo thì cũng mơ hồ.
 
Cách đây 5 tháng, khi tổ chức hội thảo về bộ tiêu chuẩn đánh giá trường trung học CLC, Sở GD-ĐT Hà Nội có nêu ý kiến về căn cứ pháp lý để xây dựng bộ tiêu chuẩn trường CLC. Đó là quy chế công nhận trường trung học đạt tiêu chuẩn quốc gia, các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn này hay tương đương hoặc cao hơn một chút so với chuẩn quốc gia.
 
Thế nhưng, chính lãnh đạo các trường lại cho rằng những tiêu chuẩn về trang thiết bị dạy học của trường đạt chuẩn quốc gia là quá “bình thường” so với điều kiện dạy học thực tế hiện nay của các trường nội thành Hà Nội. Ví dụ, hầu như trường nào của Hà Nội cũng có máy projector, thậm chí rất nhiều trường tiểu học nội thành còn có đủ mỗi lớp một máy.
Vì vậy, nói như ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, nếu Bộ GD-ĐT không đưa ra một bộ tiêu chuẩn cụ thể đánh giá trường CLC thì thực tế không tránh khỏi là sẽ “loạn” CLC vì trường nào cũng muốn mặc “chiếc áo” này.

Nếu không đưa ra những tiêu chí rõ ràng thì sẽ “loạn” trường chất lượng cao vì trường nào cũng muốn mặc “chiếc áo” này để thu tiền phụ huynh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo