xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi ngành y đòi hỏi...

NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

Nhân lực được đào tạo kém chất lượng có thể do nhiều nguyên nhân: thầy dở, trò dốt, cơ sở vật chất nghèo nàn, dạy và học cẩu thả, thi cử thiếu nghiêm túc…

Có điều chắc chắn là nếu người quản lý cơ sở đào tạo không chịu sức ép của xã hội về cung ứng sản phẩm đào tạo có chất lượng thì tự nhiên sẽ có xu hướng ít quan tâm đến việc bảo đảm chất lượng đào tạo: Ai rước việc không cần thiết về làm gì, cho mệt! Ngành y không phải là ngoại lệ đối với quy luật này.

Bộ Y tế lại cho rằng tình trạng kém chất lượng của nhân lực ngành y là do bộ chưa được tạo điều kiện để tham gia giám sát việc mở ngành thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn của mình. Vấn đề đặt ra là liệu việc trao quyền giám sát cho Bộ Y tế về việc mở ngành có khiến cơ sở đào tạo ngành y đứng trước áp lực xã hội về cải thiện chất lượng đào tạo?

Áp lực ở đây không chỉ được hiểu là sự đe dọa tẩy chay đối với sản phẩm kém chất lượng mà còn là sự đe dọa đối với sự nghiệp của người làm ra sản phẩm đó: giảm thu nhập, mất chức, mất uy tín...

Tất nhiên, một khi được đặt dưới sự giám sát thì người được giám sát phải làm thế nào để có được sự nhận xét tích cực. Về phần mình, nhà chức trách y tế chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà mình giữ vai trò cầm trịch trong việc cung ứng cho người dân. Dịch vụ tốt đòi hỏi người thực hiện phải tinh thông trong nghề nghiệp: kiến thức rộng, sâu; thao tác chuẩn, chính xác và hiệu quả. Về mặt lý thuyết, nhà chức trách y tế biết mình cần phải đòi hỏi ở cơ sở đào tạo ngành y những sản phẩm đào tạo đạt những điều kiện gì, để có thể giúp mình thực hiện tốt chức năng được nhà nước, xã hội trao cho.

Nói cách khác, việc giám sát của Bộ Y tế có thể khiến cơ sở đào tạo ngành y gián tiếp đứng trước những đòi hỏi của xã hội về bảo đảm chất lượng đào tạo chuyên môn và phải có thái độ ứng xử thích hợp để đáp ứng đòi hỏi đó.

Có điều, nếu đòi hỏi ấy chỉ xuất hiện ở giai đoạn mở ngành thì cũng bằng không. Để mở ngành cho được, người ta có thể làm mọi việc cần thiết. Hồ sơ xin mở ngành có thể được lập với sự chăm sóc, có đầy đủ các minh chứng đầy thuyết phục về sự thỏa mãn các điều kiện đề ra. Nhưng rồi một khi chương trình đào tạo được duyệt và triển khai, lấy gì bảo đảm sự tuân thủ các cam kết nhằm đạt được chất lượng mong muốn? Tại sao không thừa nhận quyền giám sát của Bộ Y tế cả đối với hoạt động đào tạo chuyên môn, theo đúng logic quản lý ngành?

Trên hết, như đã nói, chất lượng đào tạo chỉ có cơ may được bảo đảm một khi những người đứng đầu cơ sở đào tạo cảm nhận được nguy cơ mất tiền bạc, tài sản, thậm chí mất chức nếu để sản phẩm đào tạo bị đánh giá thấp. Ngay cả trường hợp Bộ Y tế có quyền giám sát đối với toàn bộ quá trình đào tạo ngành y nhưng không có quyền chế tài, xử phạt đối với những người không làm tròn phận sự thì giám sát cũng vô ích. Chính việc chế tài, xử phạt đối với người cho ra đời sản phẩm đào tạo kém chất lượng mới là chìa khoá của câu chuyện.

Và nếu có quyền chế tài, xử phạt mà không sử dụng, để tình trạng sản phẩm kém chất lượng hoành hành thì nhà chức trách y tế, đến lượt mình, phải chịu trách nhiệm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo