Chủ Nhật, 22/12/2024
xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiểm định quốc tế: Bước hội nhập của giáo dục ĐH Việt Nam

Bài và ảnh: Huy Lân

(NLĐO)- Quốc tế hóa giáo dục ĐH là xu thế tất yếu, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay. Với quá trình này, giáo dục Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc bởi việc tham gia kiểm định mang lại rất nhiều lợi ích cho cả phụ huynh, sinh viên và các trường ĐH.

Không dừng lại ở việc tham gia kiểm định theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT, nhiều trường ĐH đang đẩy mạnh tham gia kiểm định quốc tế. Điều này thể hiện sự cam kết về chất lượng đào tạo của nhà trường đối với sinh viên, phụ huynh, đặc biệt là các đơn vị sử dụng lao động.

Tích cực tham gia kiểm định quốc tế

Tại hội thảo "Quốc tế hóa giáo dục ĐH thông qua kiểm định và công nhận chất lượng bởi các tổ chức quốc tế uy tín ASIIN, AQAS, FIBAA, CTI, HCERES" do Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP HCM) tổ chức ngày 14-10, PGS- TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa TP HCM, cho biết tính đến tháng 7-2022, không tính chương trình đào tạo (CTĐT) tái kiểm định và các CTĐT đã kiểm định theo nhiều bộ tiêu chuẩn, nhà trường đã có 51 CTĐT được các tổ chức quốc tế uy tín ASIIN, AQAS, FIBAA, CTI… kiểm định.

"Đảm bảo chất lượng là một yếu tố quan trọng và đó cũng là mục tiêu lớn nhất mà nhà trường đề ra. Do đó, việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định cấp chương trình đào tạo và cấp cơ sở giáo dục thông qua các cơ sở kiểm định uy tín trên thế giới là một chiến lược lâu dài của trường" - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa TP HCM nhấn mạnh.

TS Võ Đại Nhật - Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng - Trường ĐH Bách Khoa TP HCM, việc đạt kiểm định chuẩn quốc tế của các CTĐT đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên và nhà trường. Các chứng nhận kiểm định CTĐT sẽ thể hiện sự cam kết về chất lượng đào tạo của nhà trường đối với sinh viên, phụ huynh, đặc biệt là các đơn vị sử dụng lao động.

Kiểm định quốc tế: Bước hội nhập của giáo dục ĐH Việt Nam - Ảnh 1.

TS Phan Hồng Hải, Hiệu Trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP HCM (hàng đầu, bên phải), trao Chứng nhận kiểm định ABET cho đại diện các chương trình đào tạo

Tại TP HCM, ngoài việc tham gia kiểm định theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT, của mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á, nhiều trường ĐH còn tích cực tham gia kiểm định theo những bộ tiêu chuẩn khắt khe và danh giá. Tháng 12 năm ngoái, 5 chương trình đào tạo trình độ ĐH của Trường ĐH Kinh tế TP HCM (Quản trị kinh doanh, marketing, linh doanh thương mại, bất động sản và kế toán) đã được công nhận kết quả kiểm định cơ sở giáo dục theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc tế FIBAA; Trường ĐH Mở TP HCM có 4 chương trình đào tạo thạc sĩ được FIBAA trao chứng nhận kiểm định, gồm: Kinh tế học, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh, Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh; Trường ĐH Công nghiệp TP HCM có 4 chương trình đào tạo (Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ Chế tạo máy, Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm) nhận Chứng nhận kiểm định chương trình đào tạo theo chuẩn ABET (Hội đồng kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật - công nghệ, Mỹ). 

Một số trường ĐH khác như Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP HCM), Trường ĐH Bách Khoa, và nhiều trường ĐH khác cũng có những chương trình đào tạo đạt kiểm định chương trình đào tạo theo chuẩn ABET.

Hội nhập quốc tế

Tháng 12 năm ngoái, 7 trường ĐH khối kỹ thuật, gồm: ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP HCM, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Giao thông vận tải, Trường ĐH Thủy lợi và Trường ĐH Mỏ - Địa chất (còn gọi là nhóm G7) đã ký kết hợp tác trong lĩnh vực quốc tế hóa giáo dục với nội dung kiểm định quốc tế và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng quốc tế.

Tại lễ ký của nhóm G7, PGS- TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), nhấn mạnh quốc tế hóa giáo dục ĐH là xu thế tất yếu, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay. Với quá trình này, giáo dục Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc bởi việc tham gia kiểm định mang lại rất nhiều lợi ích cho cả phụ huynh, sinh viên và các trường đại học. Hợp tác giữa 7 trường trong nhóm sẽ giúp chia sẻ nguồn lực về kiểm định quốc tế và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo tạo nhân lực chất lượng quốc tế với các trường kỹ thuật, góp phần đào tạo ra những thế hệ công dân toàn cầu đồng thời nâng cao thứ hạng của Việt Nam trên thế giới trong lĩnh vực giáo dục.

GS- TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP HCM, cho biết sinh viên tốt nghiệp từ các CTĐT đạt chuẩn kiểm định quốc tế sẽ có nhiều lợi thế tuyển dụng. Đặc biệt, các tổ chức kiểm định càng khắt khe, càng uy tín, càng được nhiều trường ĐH ở nhiều quốc gia công nhận thì giá trị càng cao. Đây là cơ hội cho sinh viên tham gia chuyển đổi tín chỉ với các trường ĐH trên thế giới, trúng tuyển sau ĐH cũng như tìm kiếm việc làm ở các nước châu Âu…

Các chuyên gia về giáo dục cho biết ngày nay, tại các trường ĐH, việc đảm bảo chất lượng giáo dục là một điều bắt buộc. Thông qua công tác kiểm định chất lượng, các trường ĐH nhắm đến mục tiêu hoàn thiện và nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đóng góp giá trị nhiều hơn cho giáo dục.

Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo