Ông Fisher tiết lộ trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Mỹ), những loài động vật này có đặc điểm rất lạ: Con đực có thể trưởng thành nhanh chóng sau 1 năm và chết ngay sau khi giao phối. Không giống như mực và nhện đực có thể chết sau khi giao phối nhiều con cái để cho ra đời hàng ngàn đứa con, những con thú có túi chỉ giao phối cho ra một vài đứa con rồi chết.
Hành vi giao phối này được ghi nhận lần đầu tiên vào giữa thế kỷ 20, lúc đó các nhà khoa học rất bối rối và cho rằng con đực chết sau khi giao phối là để nhường thức ăn lại cho con cái nuôi con.
Tuy nhiên gần đây, khi so sánh những loài thú có túi này với các loài “họ hàng” có túi khác với vòng đời lâu hơn, các nhà khoa học đã rất kinh ngạc khi nhận thấy những động vật kiểu “giao phối tự sát” có tinh hoàn lớn hơn nhiều so với kích thước cơ thể. Ông Fisher lý giải đó là do những động vật này muốn lưu trữ tinh trùng tốt hơn và chỉ ngừng sản xuất tinh trùng trước khi giao phối. Vì vậy, nó có thể dồn hết năng lực vào thời kỳ giao phối.
Thậm chí ở loài thú có túi Antechinus, con đực còn có thể giao phối trong suốt 14 giờ đồng hồ đến nỗi cơ bắp trong cơ thể bị "tiêu hủy" để cung cấp thêm năng lượng “yêu đương”. Sau đợt giao phối, các con đực kiệt sức và thường chết vì nhiễm trùng hoặc chảy máu trong. Ngược lại, những con cái các loài “giao phối tự sát” có thể giao phối với nhiều con đực. Dù nhiều bạn tình của nó phải "hy sinh" nhưng chỉ những tinh trùng khỏe nhất mới được kết hợp với trứng để thụ thai.
Bình luận (0)