Đại diện Trường ĐH Nông lâm TP HCM trình bày tham luận
Khẳng định việc lồng ghép kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, lập nghiệp vào chương trình đào tạo là hết sức cần thiết nhưng đại diện Vụ Giáo dục ĐH- Bộ GD-ĐT cho rằng việc lồng ghép cần phù hợp để truyền cảm hứng cho sinh viên thay vì giáo dục chỉu nhằm mục tiêu khởi nghiệp. Chương trình cũng nên lồng ghép những kiến thức một cách linh hoạt để phù hợp với giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh kinh tế, chính trị đương thời ở trong nước và thế giới để có thể cung cấp thông tin, kiến thức mới và phù hợp với thị trường để sinh viên có thể ứng phó và chuẩn bị với khó khăn và thách thức. Ngoài ra, việc tổ chức tập huấn cho giáo viên cũng vô cùng quan trọng. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo viên phải được tập huấn bởi những người đào tạo giáo viên hoặc những chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp.
Tuy nhiên, đại diện Trường ĐH Nông Lâm TP HCM cho rằng nguồn nhân lực nông nghiệp vẫn còn những hạn chế. Đó là tình trạng thiếu và yếu khi phần lớn là người cao tuổi, sản xuất cá thể và dựa vào kinh nghiệm là chính. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên của ngành nông- lâm- ngư đã qua đào tạo nghề là 4.6% (2020). Các ngành thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư khó thu hút giới trẻ. Trong giai đoạn 2016 - 2020, các trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tuyển được 52.208 sinh viên bậc ĐH - giảm 35% so với giai đoạn 2010 - 2015. Chất lượng sinh viên chưa cao như nhiều ngành đào tạo khác.
Bình luận (0)