xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lùi để có chương trình phổ thông tốt nhất

YẾN ANH

Nếu lùi được tiến độ một năm thì công việc chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chắc chắn hơn, đặc biệt là khâu chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cải thiện cơ sở vật chất ở mức tối thiểu

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có văn bản gửi Chính phủ đề nghị lùi thời gian thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới một năm so với lộ trình được đưa ra tại Nghị quyết 88 của Quốc hội. Đề xuất này dự kiến được Chính phủ xem xét trong kỳ họp vào đầu tháng 10 tới. Nếu Chính phủ đồng ý với báo cáo này sẽ trình để Quốc hội quyết định.

Chuẩn bị kỹ

Theo lộ trình cũ, năm học 2018-2019 sẽ triển khai chương trình mới đồng thời ở những lớp đầu của ba cấp học là lớp 1, 6, 10. Đến năm thứ 4, sẽ triển khai đến các lớp 4, 9 và năm thứ 5 sẽ chỉ còn lớp 5. Tuy nhiên, theo kế hoạch điều chỉnh, năm đầu sẽ triển khai chương trình mới ở lớp 1; trong khi đó, tiến hành thực nghiệm ở các lớp khác. Năm thứ hai triển khai các lớp 2, 6. Năm thứ ba sẽ là các lớp 3, 7, 10. Năm thứ tư là các lớp 4, 8 , 11. Năm cuối là các lớp 5, 9 và 12.

Theo đánh giá của GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông, cấp học THCS, THPT cần có thời gian để chuẩn bị kỹ nên triển khai sau một bước thì hợp lý hơn.

Lùi để có chương trình phổ thông tốt nhất - Ảnh 1.

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có thêm các môn học giúp học sinh phát triển kỹ năng sống Ảnh: TẤN THẠNH

Một phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết quan điểm của ủy ban này là đổi mới giáo dục phổ thông là công việc rất lớn nên phải bảo đảm chất lượng, cần chuẩn bị kỹ lưỡng để khi triển khai thì phải bảo đảm thành công. Do vậy, ủy ban thống nhất với đề nghị của Bộ GD-ĐT, tuy nhiên bộ cần làm rõ cơ sở của việc lùi một năm và thay đổi phương thức triển khai chỉ thực hiện với lớp 1 từ năm học đầu tiên thay vì cả 3 lớp đầu cấp.

GS Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - cũng cho rằng một lần làm là một lần khó nên phải làm thế nào để tốt nhất cho học sinh. Cần tránh thay đổi nhiều trong GD-ĐT để không gây ra những biến động trong xã hội. Mong muốn của ủy ban là cùng với Bộ GD-ĐT làm sao có được một chương trình phổ thông tốt nhất.

Có thêm thời gian thực nghiệm

GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ nếu giãn được tiến độ một năm thì công việc chuẩn bị sẽ chắc chắn hơn, đặc biệt là khâu chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cải thiện cơ sở vật chất ở mức tối thiểu. Bên cạnh đó, việc giãn tiến độ thực hiện cũng tạo điều kiện để chương trình có thêm thời gian lấy ý kiến và thực nghiệm được chu đáo hơn.

GS Nguyễn Minh Thuyết cũng cho biết điều ông lo lắng chính là động lực đổi mới trong mỗi giáo viên. "Các giáo viên đang làm một công việc rất quen thuộc, giờ phải thay đổi là thử thách rất lớn" - GS Thuyết nhận định.

Theo ông, việc đổi mới phương pháp giảng dạy từ truyền thụ kiến thức sang giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu vấn đề, trao đổi nhóm rồi lên lớp trao đổi với giáo viên sẽ khó hơn rất nhiều. Việc người học phải tự tìm hiểu chắc chắn nảy sinh nhiều thắc mắc nên sẽ khiến giáo viên vất vả hơn.

Nói thêm về rào cản lớn là cơ sở vật chất, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng lớp học đông như hiện nay sẽ rất khó tổ chức cho học sinh. Với chương trình mới, học sinh sẽ phải hoạt động nhóm nhiều hơn nhưng bàn ghế vẫn kê theo truyền thống hiện nay thì không được. Học sinh tiểu học nhiều nơi chỉ được học 1 buổi/ngày trong khi quy định tiểu học phải được học 2 buổi…

Trước đó, bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - cho rằng không thể triển khai kịp chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2018-2019 sắp tới vì chưa chuẩn bị thấu đáo.

Theo bà Minh, ngành giáo dục cần tiến hành bài bản, không nên vừa làm vừa sửa sai. Ngoài trách nhiệm biên soạn sách giáo khoa, cần có thời gian thỏa đáng để chuẩn bị đội ngũ giáo viên.

Qua các buổi đánh giá, giám sát của ủy ban cũng như các buổi đối thoại, làm việc với giáo viên, nhà trường cho thấy đa số giáo viên chưa thật sự sẵn sàng cho đổi mới. Thực tế, đội ngũ giáo viên hiện nay được đào tạo đơn môn nhưng tới đây lại dạy tích hợp liên môn, lồng ghép. Vì vậy, họ phải dạy như thế nào, ai là người hướng dẫn, đào tạo lại họ thực sự là câu hỏi không dễ trả lời.

Lấy ý kiến rộng rãi trong tháng 10

Ban soạn thảo chương trình phổ thông đã tổ chức 18 hội thảo lần lượt lấy ý kiến chuyên gia chương trình từng môn học trong tháng 8-2017 để đưa ra dự thảo lần hai của các môn học. Dự thảo này được chuyên gia và giáo viên các cấp góp ý lần nữa và trình Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT. Dự kiến trong tháng 10-2017, dự thảo chương trình môn học được thông tin rộng rãi để xin ý kiến góp ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo