Vậy làm thế nào để ôn kịp trong khoảng “thời gian vàng” này? Xin chia sẻ với các em những điểm cần chú ý sau đây:
- Để dễ nhớ, học sinh nên hệ thống hóa kiến thức môn sử theo vấn đề: chính trị - quân sự; kinh tế; ngoại giao… Có hệ thống theo mảng vấn đề như vậy không những giúp chúng ta nắm bắt được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử mà còn khắc sâu kiến thức từng mảng vấn đề.
Ví dụ: Phần kháng chiến chống Pháp năm 1945-1954, về mặt quân sự nên hệ thống 3 chiến dịch lớn là: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, biên giới thu - đông năm 1950, Điện Biên Phủ năm 1954. Phần kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến 1975 nên chia theo 2 mảng để học. Cụ thể, với miền Bắc thì chúng ta nên hệ thống lại những thành tựu xây dựng CNXH từ năm 1954-1975 và việc chi viện cho miền Nam; với miền Nam thì chúng ta hệ thống các chiến lược chiến tranh của Mỹ và quá trình quân dân miền Nam chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của Mỹ.
- Sau khi học xong, học sinh nên đóng vở lại và tái hiện kiến thức đã học xem thử đã thực sự thuộc và hiểu chưa. Phần nào còn lúng túng, không nhớ thì lại mở sách, vở ra xem. Việc này nên thực hiện khoảng 2-3 lần trước khi chuyển sang ôn phần khác. Chỉ đọc thuộc ra miệng thì sẽ rất mau quên. Tái hiện kiến thức trong đầu là một cách để kiến thức khắc sâu vào bộ não.
- Để tự kiểm tra kiến thức đã học thì bên cạnh việc đọc nhẩm trong đầu, học sinh còn cần viết ra giấy nháp. Khi viết, không được sử dụng tài liệu. Sau khi viết xem thử chỗ nào thiếu sót, nếu thiếu sót nhiều thi cần học lại và viết lại. Việc làm này cực kỳ quan trọng vì nó vừa giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng làm bài vừa khắc sâu kiến thức.
Để đạt điểm cao đối với môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, ngoài việc ôn tập thật chắc, nắm được các ý cơ bản, điều quan trọng nữa là còn phải biết cách vận dụng kiến thức đã ôn vào bài thi sao cho linh hoạt, nhuần nhuyễn.
Bình luận (0)