xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngành học xã hội nào có sức hút?

Đặng Trinh

(NLĐO) - Trong thực tế, có nhiều ngành xã hội đang thật sự khát nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức và kỹ năng cần thiết

Để học tốt và tìm được việc làm các ngành thuộc khối khoa học xã hội, thí sinh cần rất nhiều kỹ năng. Theo các chuyên gia tuyển sinh, rất nhiều thí sinh vẫn nhầm tưởng các ngành khoa học xã hội chỉ dành cho những thí sinh khối C và tính cách nhút nhát. Thực tế không phải vậy.

Ngành xã hội nhưng cần tư duy phân tích

Tại TP HCM có nhiều trường ĐH đào tạo khối ngành khoa học xã hội, có thể kể đến các trường như Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Sư phạm TP HCM, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Văn hóa TP HCM. Trong đó phải kể đến Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM là trung đào tạo bậc cử nhân các ngành khoa học xã hội và nhân văn có quy mô nhất khu vực phía nam.

TS Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM cho biết, trong khối ngành khoa học xã hội tại trường, cho đến nay điểm đầu vào cao nhất vẫn thuộc các ngành báo chí truyền thông, ngôn ngữ Anh và quan hệ quốc tế. Theo TS Hạ, sức hút của các ngành này có tỷ lệ thuận với khả năng việc làm của những ngành này sau khi ra trường. Nhất là những sinh viên theo học ngành ngôn ngữ Anh và quan hệ quốc tế có nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao.

Tuy nhiên ông Hạ cũng khuyên thí sinh chọn ngành phải căn cứ vào yếu tố có phù hợp với năng lực, sở trường của mình hay không, đừng căn cứ vào yếu tố sở thích bởi sở thích có thể thay đổi theo thời gian, trong khi đó có những ngành nghề mình thích nhưng chưa chắc đã phù hợp. Nhiều thí sinh đổ xô vào ngành kể trên nhưng học lực không đáp ứng được vì điểm đầu vào rất cao.

Ngành học xã hội nào có sức hút? - Ảnh 1.

Nhóm ngành văn hoá - du lịch cũng đang rất hấp dẫn và thu hút

Theo TS Hạ, trong số các ngành khoa học xã hội, xã hội học tuy không phải là ngành có điểm đầu vào cao nhất trường nhưng trong những năm gần đây có sức thu hút thí sinh khá cao và kể cả những người đi làm, muốn tìm hiểu chuyên sâu thêm về một lĩnh vực có độ nghiên cứu tổng quát này. Nếu không theo chuyên ngành xã hội học, người học cũng được tiếp cận trong chương trình học phần đại cương của những ngành học khác.

Ông Hạ cũng cho hay, ngành xã hội học cần rất nhiều kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, không đơn thuần chỉ là làm công tác nghiên cứu xã hội như nhiều người nhầm tưởng. Cụ thể, nhà xã hội học cần có tư duy phân tích để chạm tới, nắm bắt được sợi dây bản chất xuyên suốt mỗi hiện tượng xã hội. Như vậy rất cần thái độ kiên nhẫn. Ngoài ra, không kém phần quan trọng đối với một người làm nghề xã hội học là khả năng giao tiếp tốt và tính nhân văn vì đối tượng trực tiếp làm việc là con người.

Nhóm ngành đón đầu xu hướng

Đón đầu xu hướng lao động nhóm ngành khoa học xã hội phải kể đến ngành truyền thông-báo chí, vốn là nhóm ngành đào tạo hạn chế tại một số trường được phép đào tạo do quy định đặc thù. Tuy nhiên, với những thí sinh đam mê nghề viết hoàn toàn có thể theo học các ngành tương tự như ngữ văn và truyền thông, ngành PR…được mở tại các trường ngoài công lập. Trong xã hội hiện đại, hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp, tập đoàn… đểu cần đến mảng truyền thông, PR, vì thế ngành học này chưa bao giờ hạ nhiệt. Đây là ngành sẽ trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức xã hội vững chắc, khả năng tư duy nhạy bén về đề tài, kỹ năng viết lách, kỹ năng giao tiếp và phỏng vấn, kỹ năng biên tập…

Ngoài ra, nếu theo các môn xã hội, thí sinh cũng hoàn toàn có thể lựa chọn các trường sư phạm, trường luật. Đặc biệt trong những năm gần đây, khối ngành sư phạm tiểu học đang thiếu trầm trọng giáo viên để cung ứng giáo viên cho khu vực TP HCM và các khu vực lân cận.

Theo các chuyên gia tuyển sinh, nếu học các môn xã hội, các ngành về văn hóa-du lịch cũng là lựa chọn thú vị dành cho các thí sinh. Đơn cử như du lịch và lữ hành, văn hóa học, Việt Nam học. Đối với ngành luật, hiện nay, nhu cầu nhân lực ngành luật của xã hội vẫn cao, đặc biệt những nhân lực có chất lượng cao. Tốt nghiệp ngành luật, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước như tòa án các cấp, hoặc mở văn phòng luật riêng hay làm việc tại công ty tư vấn pháp luật, các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, để làm được ngành này, yêu cầu người học phải am hiểu xã hội, tâm lí con người, tư duy nhạy bén, sắc sảo, khả năng giao tiếp, thuyết phục người khác bằng lí lẽ.

Mỗi năm tuyển 8.100 người

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, dù đã làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng nhưng thí sinh vẫn thích chạy theo ngành "hot". Do đó, các bạn thường chọn ngành theo tâm lý đám đông. 5 năm trước, sinh viên ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán... ra trường dễ tìm được việc làm,thu nhập cao nên thí sinh đổ xô vào học. Đến nay, khi thị trường lao động ở khối này bão hòa thì sinh viên ra trường rất khó tìm được việc làm.

Ngược lại, ở nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn lại đang rất thiếu nhân lực. Ông Trần Anh Tuấn lý giải: "Có một thời gian dài, thí sinh đã quay lưng với nhóm ngành khoa học xã hội - nhân văn. Do đó, nhân lực ngành này đang rất khan hiếm. Trong khi đó, nhóm ngành khoa học xã hội - nhân văn là 1 trong 9 ngành thu hút nhiều lao động nhất tại TP HCM trong giai đoạn từ 2020 – 2025, mỗi năm nhóm ngành này tuyển 8.100 người. Mức lương không hề thua kém các ngành khác", chuyên gia này phân tích.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo