xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghề giáo - Nghề hấp dẫn

HUY LÂN - ĐẶNG TRINH

L.T.S: Nhân kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, trang Giáo dục của Báo Người Lao Động xin dành diễn đàn để các nhà giáo tâm tình, cũng là để bạn đọc, xã hội hiểu thêm về nghề giáo

Cô Phùng Thị Nguyệt Thu, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Lâm - TPHCM, cho rằng thực tế có một bộ phận nhỏ giáo viên vì những nguyên nhân riêng chưa tận tâm với nghề, chưa tinh tế trong ứng xử, có khi chưa chú trọng đến đạo đức nghề nghiệp… Những biểu hiện như ép học sinh học thêm, xúc phạm học sinh hay thiếu trách nhiệm trong giảng dạy đều làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh người thầy.

Trăn trở, ưu tư

Thầy Huỳnh Vĩnh Đỗ, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Bình Trị Đông, quận Bình Tân - TPHCM, băn khoăn về quan niệm môn học chính, phụ. Thầy Đỗ cho rằng trong giai đoạn hiện nay, dạy thêm, học thêm là vấn đề còn quá nhiều trăn trở. Người dạy thêm có khi xuất phát từ nhu cầu chính đáng của học sinh, vì học sinh nhưng đôi khi cũng để kiếm thu nhập thêm.
 
Nhưng thử hỏi có bao nhiêu môn học giáo viên có thể dạy thêm? Thầy Đỗ cho rằng mỗi môn học đều mang đến cho các em những khoảng trời tri thức vô tận, đòi hỏi người thầy phải có tâm huyết để truyền cho các em không những kiến thức mà bằng cả tâm hồn của mình. Trong thực tế, không thiếu những giáo viên vì phân biệt môn học chính, phụ mà có thái độ qua loa, thiếu trách nhiệm.
img
Học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (TPHCM) tặng hoa cho thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Ảnh: TẤN THẠNH

Quản lý bậc học mầm non, cô Chung Bích Phượng, Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, thấu hiểu những vất vả lẫn những thiếu thốn của giáo viên. “Thời gian làm việc của giáo viên quá nhiều, lao động vất vả. Các cô giáo thậm chí không có thời gian dành cho gia đình nhưng thu nhập lại thấp nên không tránh khỏi những hạn chế về đội ngũ”. Cô Phượng nói và cho rằng xã hội cần cảm thông, chia sẻ.

Giá trị của người thầy từ xưa đã được khẳng định. Nhưng nay, giá trị đó đang bị lu mờ bởi không ít những hành vi vô tình hay bộc phát làm cho dư luận bất bình, lên án. Nguyên nhân do nghề giáo bạc bẽo hay do đồng lương thấp?

Yêu và trân trọng nghề

Cô Phùng Thị Nguyệt Thu cho rằng có người từng nói hãy xem nghề dạy học là một nghề như bao nhiêu nghề khác nhưng họ quên rằng dạy học là một nghề đặc thù. Chọn nghề dạy học, người thầy được xã hội tín nhiệm, giao trọng trách rèn đức, luyện tài, khai tâm mở trí cho học trò. Do vậy, khởi đầu việc dạy học phải là lòng nhân hậu, nghiêm minh nhưng thân thiện, công bằng và tâm trí. Trong thời buổi kinh tế thị trường, người thầy cũng có những lo toan về cuộc sống song cần phải nghĩ đến con người, nghĩ đến hiệu quả mang tính nhân văn mới cảm nhận hết ý nghĩa thiêng liêng và đáng trân trọng này.

Thầy Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, giảng viên Khoa Tâm lý Giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng nhiều người thường nghĩ nghề giáo là nghề bạc bẽo nhưng thực ra nghề giáo là một nghề hấp dẫn bởi có những niềm vui mà không nghề nào khác có được. Đó là niềm vui khi tiếp xúc với học sinh, nhìn thấy sự trưởng thành qua từng ngày của các em.
 
Những tiến bộ, những lời cảm ơn hay những ánh mắt, tình cảm thân thương của các em là những giá trị mà không tiền bạc nào mua được, sự giàu có trong tâm hồn không nghề nào có được. Khi bạn yêu trẻ thì tiếp xúc với trẻ là niềm vui lớn nhất. Khi bạn yêu nghề thì bạn không phải là làm việc nữa mà là bạn đang sống, đang tận hưởng ý nghĩa của cuộc đời mình! Bởi thế cho nên những người yêu trẻ, thích giúp đỡ người khác thì nghề giáo có thể là một lựa chọn đúng đắn.

Bức vẽ của học trò

16 năm bám trụ ở ấp Thiềng Liềng (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ - TPHCM), thầy Lê Văn Phụng, giáo viên Trường Tiểu học Thạnh An, thấu hiểu được những khó khăn nơi đây và cả những tình cảm chân thật của phụ huynh, học sinh. Sống ở một địa phương nghèo nên thầy Phụng cũng như những thầy cô giáo khác chưa bao giờ nghĩ đến những món quà đắt tiền hay những buổi liên hoan tốn kém. Ngày Nhà giáo Việt Nam, đôi khi giáo viên cũng nhận được món quà là chiếc áo sơ mi do nhiều phụ huynh góp tiền mua tặng.
 
Nhưng món quà lớn nhất, giá trị nhất mà thầy Phụng được tặng đó chính là bức tranh về ngôi trường do chính học sinh vẽ tặng bằng nét vẽ đơn sơ, nguệch ngoạc trên nền giấy học trò. Ở nơi đây, giáo viên ngoài nhiệm vụ dạy học, còn phải làm nhiệm vụ ngăn học sinh bỏ học. Mỗi khi có học sinh bỏ học là giáo viên phải đến tận nhà động viên các em đến trường nên hôm nào lớp học đông đủ là các thầy, cô vui lắm.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo