xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những tình huống chọn môn thi

Hoàng Thị Thu Hiền (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM)

Theo quy định về kỳ thi quốc gia từ năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu), gồm: 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Ngoài 4 môn tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ. Vậy nếu thí sinh có nguyện vọng thi vào chuyên ngành toán, văn và ngoại ngữ của một trường nào đó thì có phải tiếp tục thi môn toán 2, văn 2, ngoại ngữ 2 nữa không?

Tình huống thứ nhất: Nếu như không phải thi, trong khi các trường có nhu cầu tuyển sinh chỉ xét tuyển trên cơ sở điểm thi tổng của 4 môn hoặc nhân đôi hệ số môn liên quan đến chuyên ngành thì đề thi 3 môn toán, văn, ngoại ngữ sẽ ở mức độ nào? Mức độ như tuyển sinh ĐH của những năm trước thì sẽ quá cao so với mặt bằng chung. Song, nếu mức độ chỉ ngang bằng với đề thi tốt nghiệp của những năm trước thì lại quá dễ cho các thí sinh lựa chọn môn chuyên ngành trùng những môn thi bắt buộc. Những thí sinh này vừa nhẹ nhàng môn thi lại vừa phải thi rất ít môn. Như vậy sẽ không công bằng so với thí sinh thi ở những chuyên ngành khác.

Tình huống thứ hai: Nếu phải thi thì đối với môn ngoại ngữ, “thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ” có được miễn thi môn này nếu trường xét tuyển tổ chức thi? Bộ có quy định được miễn thi theo mức độ của các chứng chỉ? Hay tất cả mọi chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định của bộ đều ngang bằng nhau, có giá trị như nhau? Hơn nữa, giữa những thí sinh thi và những thí sinh được miễn thi do có chứng chỉ thì xét tuyển như thế nào?

Tình huống thứ ba: “Ngoài 4 môn tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ”. Nếu thí sinh không đăng ký có được không? Giả sử thí sinh không đăng ký môn thi tự chọn nhưng có điểm tổng 4 môn thi cao hơn thí sinh thi môn tự chọn (5 môn) thì có được trúng tuyển hay không?

Tình huống thứ tư: “Thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn bắt buộc và 1 môn tự chọn trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử và địa lý. Ngoài 4 môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ”. Vậy thì với các trường nghệ thuật và kiến trúc, môn tự chọn có phải nằm trong số các môn mà bộ đã quy định và có được giữ lại các môn thi đặc thù như những năm trước? Năm 2011, Trường ĐH Bách khoa TP HCM cho thí sinh thi vào ngành công nghệ hóa học chọn khối A1 (toán, lý, ngoại ngữ). Đây là điều không hợp lý bởi thi vào ngành hóa mà không có môn hóa. Mong rằng không có trường hợp tương tự như vậy xảy ra trong kỳ tuyển sinh sắp tới.

Trong quá trình thực hiện quy định mới, chắc chắn sẽ có những tình huống nảy sinh, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh. Rất mong những người có trách nhiệm lường trước được mọi tình huống có thể xảy ra để vấn đề tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015 diễn ra tốt đẹp.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo