Trong phiên thảo luận tại tổ ngày 3-6, đại biểu (ĐB) Lê Dũng (Tiền Giang) đặt câu hỏi: tại một số nước đang phát triển, người dân đi học không mất tiền. Ở VN chi cho giáo dục chiếm tỉ lệ không nhỏ nhưng người dân vẫn phải đóng học phí? Tăng học phí là tất yếu nhưng phải cân nhắc tăng ở cấp nào, ngành nào. Về lâu dài, phải xây dựng nền giáo dục theo hướng mọi người dân đi học không phải đóng học phí.
ĐB Đào Trọng Thi (Hà Nội): “để tăng học phí, cần phải có cam kết tăng chất lượng giáo dục tương ứng”
Thu nhập thấp, chất lượng thấp?
“Tại sao bỏ đồng tiền ra mà lại nói là không kiểm soát được? Bộ nói đầu tư thấp so với nhu cầu xã hội nhưng nếu đầu tư như thế thì không bao giờ là đủ”. ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội) tỏ vẻ thất vọng và nhấn mạnh, Bộ GD-ĐT là ngành nhận nhiều vốn ODA nhất nhưng cũng không thấy báo cáo trong đề án; đề án mới chỉ giải quyết được phần tăng thu nhập cho giáo viên chứ chưa có được bao nhiêu cho phát triển giáo dục. “Từ đề án này có thể suy luận ra là vì thu nhập thấp nên chất lượng giáo dục thấp?”- bà Loan băn khoăn.
“Việc quản lý ngân sách giáo dục thực tế rất phân tán, các địa phương quản lý 74% ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục hằng năm, các bộ, ngành khác 21%, Bộ GD-ĐT quản lý 5%. Địa phương và các bộ, ngành không có báo cáo về tình hình và hiệu quả sử dụng ngân sách giáo dục cho Bộ GD-ĐT. Vì vậy, bộ không đủ điều kiện để đánh giá hiệu quả đầu tư của Nhà nước cho giáo dục”.
|
“Các câu chữ trong đề án đều né tránh điều đó, các trường sẽ không chăm lo đến việc bảo đảm chất lượng” - GS Thi tiên liệu. Ông nhấn mạnh phải có cơ chế để đánh giá chất lượng, các trường phải kiểm định, nếu bảo đảm chất lượng đến đâu, cho phép nâng học phí đến đó. Ngược lại, nếu không đạt thì thậm chí còn phải giảm mức thu học phí.
Bộ GD-ĐT cam kết hằng năm công bố mục tiêu và cam kết chất lượng đào tạo, kết quả đánh giá chất lượng đào tạo thực tế, công bố nguồn lực đào tạo của cơ sở. GS Thi phản biện: Phương thức này chỉ có thể áp dụng đối với giáo dục tự nguyện. Còn với giáo dục đại trà, nhất là trường công lập, giống như một sự độc quyền, không thể có sự bình đẳng, người học không thể có sự lựa chọn, “không học thì về”. Do đó, việc kiểm định chất lượng để có mức học phí tương ứng phải do Nhà nước thực hiện.
Đối tượng ảnh hưởng rất lớn
GS Đào Trọng Thi cho rằng học phí và chi phí học tập hợp lý của giáo dục mầm non và phổ thông không vượt quá 6% thu nhập bình quân của hộ gia đình như đề án là cao so với mức tương quan chung của các nước mới phát triển.
ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) dự báo đề án nếu được thông qua thì đối tượng ảnh hưởng rất lớn. Trong cơ cấu chi tiêu trong gia đình, cứ 100 đồng có 20 đồng dành cho nhu cầu ăn uống thì tăng đầu tư cho giáo dục không thành vấn đề, nhưng một gia đình phải dành tới 60 đồng để ăn thì tác động rất lớn. Và hiện 60% hộ gia đình nghèo phải dành tới 60/100 đồng cho ăn uống. 40% số hộ chi tiêu 60 đồng cho ăn uống phải đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Ông cũng đề nghị Bộ GD-ĐT công khai, minh bạch chi tiêu tài chính và chấm dứt khoản thu ngoài học phí.
GS Đào Trọng Thi cho rằng nên tính riêng học phí chiếm tối đa không quá 5% thu nhập gia đình và là mức cao nhất của năm 2014. Những năm đầu chỉ nên ở mức 3,5% - 4%.
Đề án chỉ đề cập vấn đề lớn (?)
|
Bình luận (0)