xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sở GD-ĐT Đà Nẵng ra đề thi văn “từ bỏ cũng là lựa chọn” gây tranh cãi

Nguyễn Thuận

(NLĐO) – Ngày 18-12, toàn bộ học sinh khối 12 các trường tại TP Đà Nẵng đã thi môn ngữ văn trong kỳ thi kết thúc học kỳ 1 năm 2019-2020 do Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng ra đề. Nội dung đề thi yêu cầu học sinh nhận định “buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi”.

Cụ thể, để văn bao gồm 3 câu hỏi phân tích và nhận định dựa trên đoạn văn bản được trích từ tác phẩm Cúc T…"Sống như bạn đang ở sân bay", NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Đoạn văn bản có nội dung:

“Tôi được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục, nhiều đến mức tôi tin rằng từ bỏ, hoặc dừng lại, là một điều gì đó rất tệ. Tôi nghĩ mình PHẢI luôn cố gắng, PHẢI luôn nỗ lực; PHẢI luôn gồng mình và nếu tôi không đạt được một điều gì đó thì hẳn là tại tôi. Do tôi đã chưa cố gắng đủ nhiều. Với niềm tin đó, tôi đã cố gắng hết sức mình để giành lấy vị trí cao nhất trong trường học, trong những cuộc thi thố gần xa. Những năm tháng xuôi chèo mát mái trên ghế nhà trường càng khiến tôi ngày càng tin rằng, chỉ cần bạn có một kế hoạch, chỉ cần bạn cố gắng, chẳng có việc gì là không thể. Nhưng tôi sớm vỡ mộng khi bước ra khỏi môi trường học thuật. Mấy bận bị dồn ép, phải đối mặt với cả những tình huống quá sức chịu đựng, tôi nhận ra buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn so với sự theo đuổi, nhất là khi bạn phải buông bỏ những thứ mà xã hội cho rằng bạn cần níu giữ. Một cái ghế được nhiều người trọng vọng? Một lối sống nghiêm túc chừng mực? Một gia đình nề nếp con cái có đủ mẹ, đủ cha? Tôi ước gì cha mẹ đã dạy tôi rằng "Từ bỏ cũng là một lựa chọn"?.

Hoang mang: Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng ra đề thi văn “từ bỏ cũng là lựa chọn” - Ảnh 1.

Đề thi môn ngữ văn 12 kết thúc học kỳ 1 của Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng nhận nhiều ý kiến trái chiều

Đều đáng nói, đề bài lại dành cho học sinh đang còn ngồi ghế nhà trường và sắp bước ra một cánh cửa tương lai mới, nhưng lại bắt các em phải nhận định từ bỏ những nỗ lực, sự cố gắng trong học tập, cơ hội trong tương lai để chọn con đường tiêu cực là buông bỏ tất cả, một đều mà đến khi "nhắm mắt xuôi tay" người ta mới có thể làm được.

Sự học là một quá trình nổ lực, cố gắng, miệt mài, bền bỉ, "học như con thuyền đi trên dòng nước ngược, không tiến tức là lùi". Để học sinh được thi đề thi mở là một sự cố gắng rất lớn của đội ngũ chuyên viên ra đề, nhưng không phải kiểu đề thi mở vô tội vạ đến lệch hướng, đôi khi phản giáo dục. Bắt học sinh phải nhận định việc từ bỏ hơn là cố gắng sẽ gây tâm lý hoang mang cho các em, có thể, giáo viên sẽ cho điểm cao với những em đồng thuận với sự bông bỏ, thủ tiêu sự cố gắng vươn lên của mỗi người. Điều đó gây "phản ứng ngược" trong giáo dục, sẽ không tôi luyện ý chí vươn lên trong các em, mà ủng hộ các em từ bỏ khi đứng trước khó khăn.

Nhiều phụ huynh cho rằng, ở lứa tuổi của các em học lớp 12 mà ra một đề văn như thế thì thật là quá mức. Câu: " đôi khi buông bỏ cũng là sự lựa chọn " rất tiêu cực, chỉ dành cho những người đã ở tuổi về chiều, hoàn toàn không phù hợp với tuổi trẻ giàu hoài bão, giàu năng lượng sống.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo